Thay cho hình ảnh những chiếc điện thoại thô kệch sở hữu bàn phím T9 hay những “cục gạch’ vốn là tiêu chuẩn vài năm trước, smartphone đã trở thành một thiết bị rất quen thuộc với mọi người nhờ giá bán ngày càng tốt hơn. Tiếp nối thành công của Lumia 520, Nokia tiếp tục tung ra phiên bản nâng cấp nhẹ 525 của dòng máy này với một số nâng cấp về phần cứng.
Thiết kế:
Có lẽ không có nhiều thứ để nói về thiết kế của
Lumia 525.
Nokia vẫn áp dụng y nguyên bộ khung vỏ của Lumia 520 trước đây vào chiếc máy này và thay đổi một chút về màu sắc bằng việc bổ sung màu cam và loại bỏ phiên bản màu đỏ. Thêm vào đó, lớp vỏ sau có thể tháo rời của
Lumia 525 giờ đây đều được hoàn thiện bóng bất kể màu sắc. Tuy nhiên, đây cũng là lý do mà đa số người dùng smartphone hiện nay đều dùng case nhằm hạn chế trày xước vốn là thứ rất dễ xuất hiện trên những thiết bị có bề mặt bóng bảy. Thực tế hơn thì chúng ta có thể trang bị vài ba bộ vỏ sau cho
Lumia 525cùng với viên pin dự phòng để thay thế trong trường hợp máy xấu hoặc hết pin, nhưng có lẽ sẽ hơi cồng kềnh.
Một điểm cộng cho thiết kế của Lumia 525 nằm ở cách vát cong thân máy. Do có độ dày tương đối (gần 10 mm) nên thiết kế cong này tạo cảm giác rất vừa vặn cho lòng bàn tay. Tuy nhiên, nếu các góc của Lumia 525 được cải tiến và bo cong như cách mà Nokia đã áp dụng trên một sản phẩm mới ra mắt gần đây - Lumia 1320 thì trải nghiệm “cầm” của 525 sẽ càng trở nên tuyệt vời hơn nữa. Các phím bấm trên thân máy của 525 đề có tông màu đen và nổi lên hẳn so với vỏ máy chứ không quá nông. Nhờ vậy, người dùng sẽ hạn chế phần nào tình trạng bấm nhầm phím do hành trình phím được thiết lập ở mức vừa phải và bấm khá thoải mái.
Màn hình:
Tương tự thiết kế, màn hình của Lumia 525 gần như không hề khác biệt so với người anh 520 trước đây. Cho dù có giá bán khá rẻ nhưng chất lượng hiển thị của màn hình 4 inch, độ phân giải 480 x 800 pixel này vẫn ở mức khá. Màu sắc, độ tương phản trên màn hình Lumia 525 được tái hiện khá chân thực nhưng hơi đục do thiếu đi những công nghệ cao cấp như tấm lọc ClearBlack để tăng cường độ tương phản và chống chói. Nokia cũng cung cấp tùy chỉnh các thông số như độ bão hòa màu hay nhiệt độ màu trong phần Lumia Colour Profile nhằm cải thiện trải nghiệm cho từng người dùng. Qua quá trình sử dụng thì người viết cảm thấy màn hình của Lumia 525 hơi rỗ và có thể nhìn thấy điểm ảnh (pixel) chứ không thật sự sắc nét. Đây cũng là một nhược điểm còn tồn tại trên khá nhiều smartphone giá rẻ và tầm trung hiện nay.
Camera:
Với việc trang bị camera 5 chấm, Lumia 525 cho chất lượng ảnh chụp khá ổn định so với các đối thủ khác trong cùng tầm giá. Trong điều kiện ánh sáng tốt, ảnh chụp từ thiết bị này có độ chi tiết khá cao. Thêm vào đó, do có khẩu độ mở tới f/2.4 nên Lumia 525 cũng có thể làm mờ hậu cảnh khi chụp các vật thể nhỏ. Một vấn đề gặp phải khi chụp ảnh thiếu sáng với Lumia 525 nằm ở khả năng lấy nét. Khi thử nghiệm với cảnh ban đêm hay chụp trong nhà, ảnh xuất từ 525 thường bị mờ nhẹ và không sắc nét, tạo cảm giác như máy lấy nét sai chủ thể. Điểm trừ thứ hai là tông màu của các ảnh chụp từ 525 có xu hướng theo màu lạnh và hơi nhạt màu, không thật sự tươi tắn.
Hiệu năng:
Thời lượng pin cũng là một yếu tố được nhiều người dùng lưu tâm khi chọn mua smartphone. Dung lượng pin 1430 mAh có thể khiến một số tín đồ smartphone cao cấp bĩu môi chê ít nhưng lại khá ổn cho một smartphone cấu hình nhẹ nhàng như Lumia 525. Với thỏi pin này, máy có thể “sống sót” qua hết một ngày làm việc với nhu cầu sử dụng vừa phải. Nếu chỉ thỉnh thoảng lướt web nhẹ hay check mail thì 525 hứa hẹn còn có thời lượng pin cao hơn nữa, có thể lên tới vài ngày. Một điểm đáng khen ngợi là pin của Lumia 525 có thể thay thế dễ dàng. Nhờ vậy, người dùng có thể mang theo mình một số viên pin dự phòng như đã nói ở phần trên.
Thông số kỹ thuật sản phẩm xem
TẠI ĐÂY
Comments[ 0 ]
Post a Comment