Kinhte24.net - Các đội lái giờ cũng không còn nhiều chỗ để mà lộng
hành khi nguy cơ phải trả giá trước pháp luật luôn hiển hiện trước mặt.
Hôm 10/5, trên mạng đã xuất hiện một bài báo với nội dung "vạch mặt"
những thông tin không chính xác liên quan đến một cổ phiếu được nhiều
người chú ý. Tin giật gân, tin đồn, tin vịt vốn là…đặc sản của thị
trường chứng khoán, vì vậy chuyện ứng xử với những thông tin loại này
cũng là thách thức với các nhà đầu tư.
Đã có những thời điểm mà
cổ phiếu có nhiều tin đồn, thậm chí có những dấu hiệu "đánh lên, đánh
xuống" lại rất được ưa chuộng vì nói một cách đơn giản thì có nhiều tin,
sẽ có nhiều người nghe, chú ý và cơ hội cổ phiếu lên xuống cũng nhiều
hơn.
Chất xúc tác "độc hại" Mặc dù đây chỉ là những hiện
tượng có phần méo mó của thị trường chứng khoán, nhưng có thể thấy tầm
ảnh hưởng của các thông tin thất thiệt trên thị trường "ghê gớm" như thế
nào. Đã là dân đầu tư, thì tin tức luôn được cập nhật, trong đó có tin
đồn. Nhiều khi bản thân không tin vào tin đồn tiêu cực liên quan đến cổ
phiếu, nhưng những người khác lại tin và bán ra, thì một người cũng khó
chống lại xu hướng chung. Trường hợp này, nếu không tin có khi còn… bất
lợi. Vậy nên, nói nhà đầu tư không nghe, không tin vào tin đồn thì e
rằng thiệt thòi, nhưng nghe rồi làm thế nào thì không dễ. Một người đang
tập trung trước bảng điện chứng khoán, ngoài ra còn là các group chat
và các diễn đàn trên mạng để cập nhật thông tin.
Theo phản xạ, khi
một thông tin xuất hiện, chưa biết đúng sai thông thường người nhận sẽ
phải kiểm chứng rồi sau đó hành động. Quy trình là vậy, nhưng cách triển
khai lại khác nhau dẫn đến những hệ quả khác nhau. Chẳng hạn, như tin
đồn công ty sắp chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao xuất hiện, đồng
thời nhìn cổ phiếu trên sàn đột nhiên xuất hiện những lệnh đặt mua thì
hành động đặt lệnh mua theo cũng sẽ được người đọc, người nhận đưa ra
ngay lập tức.
Nhưng nếu sau đó, kiểm tra lại báo cáo tài chính thì
thấy công ty đang có khoản lỗ lũy kế, thì có thể lúc này nhà đầu tư mới
biết mình mắc lừa. Cũng đều "kiểm chứng" cả đấy, nhưng cách làm thiếu
chính xác có thể "gây họa".
Nhưng ngặt nỗi, cũng có trường hợp thông
tin một đằng, diễn biến cổ phiếu lại một nẻo, chẳng hạn tin xấu, nhưng
cổ phiếu lại tăng giá vì vậy nên mới có suy nghĩ, thông tin cũng chỉ là
để cho có, chỉ là cái cớ còn cổ phiếu diễn biến sau đó ra sao mới quan
trọng.
Ít đất diễn Dù vậy, vẫn phải đặc biệt lưu ý đến
hiện tượng cổ phiếu tăng giá rồi đồng thời một loạt những thông tin xuất
hiện kèm theo. Không có gì vô cớ xuất hiện, tại sao lúc cổ phiếu đi
ngang, lặng sóng thì không có tin gì mà đến khi tăng lại có thông tin đi
kèm.
Thông tin từ đâu, mục đích là gì? Về tâm lý, khi mua vào một
cổ phiếu, nếu biết được nhiều người có suy nghĩ và hành động như mình,
tất nhiên nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn. Vậy nên sẽ có những thông tin được
đưa ra để "hợp lòng" đám đông.
Những người làm việc trong ngành
chứng khoán lâu năm đã từng đặt nghi vấn về việc cổ phiếu được "đánh
lên" theo một biểu đồ đã được vẽ sẵn nhằm tác động đến những ai sử dụng
phân tích kỹ thuật. Đến khi cổ phiếu vượt qua những ngưỡng kháng cự, sẽ
lại có những thông tin kiểu như sẽ còn tăng mạnh nữa, như vậy là rất
đúng suy nghĩ của nhiều người, nên có thể thu hút thêm dòng tiền cho cổ
phiếu. Nhưng chẳng may thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh, hay đội
lái đem cổ phiếu ra bán thì chỉ có nước khóc ròng.
Đến giờ thì cũng
chẳng ai chứng thực được chuyện này, nhưng có những dấu hiệu cho thấy
việc này có thể làm được. Những cổ phiếu mà thanh khoản thấp, lượng lưu
hành thuộc về một số nhóm nào đó thì việc đẩy hay đánh cũng có thể làm
được. Những trường hợp thông tin nhiễu loạn, giá cổ phiếu nhảy múa chẳng
ăn nhập gì với nhau chỉ xuất hiện nhiều khi thị trường bước vào một
giai đoạn "thăng hoa", có nghĩa là thị trường tăng, hoặc ít nhất đi
ngang thì hiệu ứng nước lên, thuyền lên sẽ xuất hiện, cổ phiếu dù có
"rởm" cũng sẽ tăng theo.
Nhưng nếu xem xét khoảng 2 - 3 năm trở lại
đây thì hiện tượng này ngày một ít dần. Các đội lái giờ cũng không còn
nhiều chỗ để mà lộng hành khi nguy cơ phải trả giá trước pháp luật luôn
hiển hiện trước mặt. Doanh nghiệp làm ăn quá tệ hại nên cổ phiếu cũng
không còn thông tin gì để "bấu víu" và hấp dẫn ai. Một điều có thể thấy
rõ là thị trường ngày một khắc nghiệt, nhà đầu tư giờ cũng tỉnh ra nhiều
và không dễ bị "dụ" nữa. Vậy nên có tạo ra "xu hướng" để kích thích cái
sự "máu" của thị trường coi chừng bị tác dụng ngược.
http://kinhte24.net/index.php/mot-khi-da-mau
Comments[ 0 ]
Post a Comment