Hòn đảo sọ người và cách mai táng bằng kiến

3:00 AM |
Họ không chôn người chết mà để cho kiến ăn hết phần da thịt, sau đó mang hộp sọ đặt vào các hốc đá trên một hòn đảo nhỏ.

Nằm ở phía đông của đất nước Papua New Guinea trên vùng biển Nam Thái Bình Dương rộng lớn, quần đảo Solomon từng là một nơi biệt lập với thế giới trong  nhiều thế kỷ cho đến khi bị người Anh xâm chiếm vào cuối thế kỷ 19. Những thổ dân nơi đây được cho là hậu duệ của tộc người Melanesia cổ sinh sống từ hàng nghìn năm trước.
songuoi1-3752-1383099534.jpg
Quần đảo Solomon bao gồm hơn 990 hòn đảo nhỏ với tổng diện tích là 28.000 km 2.
Những chủ nhân của quần đảo này sở hữu nền văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều phong tục tập quán kỳ lạ mà tổ tiên họ đã truyền lại qua nhiều thế hệ.
Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng đất khác, cuộc sống nơi đây đã thay đổi rất nhiều ngay khi những nhà truyền giáo phương Tây xuất hiện. Nhiều tập quán lâu đời của họ bị cho là không phù hợp và dần trở nên mai một, trong đó có phong tục mai táng người chết.
songuoi3-2067-1383099534.jpg
Hộp sọ được mai táng tại các ngôi mộ tập thể.
Người dân ở Solomon theo truyền thống không chôn cất người chết. Họ đặt thi thể của người đã khuất tại những nơi hoang vắng để cho kiến ăn hết phần da thịt. Riêng phần hộp sọ sau đó được thu lượm lại và mang đến đặt trên một hòn đảo nhỏ được gọi là Nusa Kunda, giống như một khu vực nghĩa trang.
Hộp sọ mang lên đảo thường được đặt theo từng nhóm trong các ngôi mộ chung được xây dựng đơn sơ bằng gỗ, đá và các tảng san hô tìm được ngay trên đảo. Mỗi ngôi làng thường có một hoặc hai ngôi mộ như thế để mai táng thành viên của mình.
Ngôi mộ chung tuy rất sơ sài, nhưng vị trí mai táng của các hộp sọ lại tuân theo những trật tự nghiêm ngặt. Ở phía dưới cùng là hộp sọ của những người bình dân và nô lệ, cả những tù binh bị bắt trong các cuộc xung đột với bộ tộc khác.
Trong khi đó, hộp sọ của những người có địa vị trong cộng đồng, thường là các chiến binh anh dũng và các nhà lãnh đạo, sẽ được đặt ở những vị trí cao nhất trong ngôi mộ. Những người này khi còn sống có rất nhiều quyền lực và tài sản.
Mộ tập thể trên đảo sọ người Nusa Kunda là một trong những hòn đảo nhỏ nhất nơi đây.
Chính vì vậy mà hộp sọ của những người này cũng được mai táng cẩn thận và trang trọng hơn, thường là được đặt trong những vách ngăn tạo thành từ đá để che mưa nắng. Ngoài ra bên cạnh hộp sọ cũng xuất hiện thêm những đồ tùy táng có giá trị như là đồ trang sức, tiền bằng vỏ ốc được chạm khắc tinh xảo…
Đời sống xã hội trên quần đảo Solomon giờ đây đã hoàn toàn thay đổi cùng với sự xâm nhập của nền văn minh hiện đại. Cư dân của các bộ tộc nơi đây không còn mai táng thân nhân theo cách từ hàng nghìn năm trước nữa mà đa phần đều đã chấp nhận các nghĩa trang.
Có thể đối với những du khách phương xa, hòn đảo kỳ lạ này mang một vẻ gì đó đáng sợ. Tuy nhiên đối với người dân địa phương, Nusa Kunda vẫn là một trong những nơi linh thiêng và được tôn kính nhất.
Họ vẫn cố gắng giữ gìn và trân trọng nó như là một trong số ít những nét văn hóa truyền thống lâu đời còn chưa bị lãng quên.
Theo VTC
Read more…

Truy lùng 8 nghi phạm vụ đâm xe ở Thiên An Môn

2:11 AM |

Truy lùng 8 nghi phạm vụ đâm xe ở Thiên An Môn

Cảnh sát thắt chặt an ninh gần quảng trường Thiên An Môn sau vụ đâm xe. Ảnh: AFP
Cảnh sát đã thành lập đội điều tra đặc biệt để truy tìm thủ phạm. Các khách sạn ở thủ đô được yêu cầu xác nhận những kẻ tình nghi.
Các nghi phạm bao gồm một người đàn ông, 21 tuổi, có tên Liu Ke, South China Morning Post dẫn nguồn tin cảnh sát cho hay. Người này đăng ký địa chỉ ở Changji, Tân Cương, khu tự trị ở phía tây bắc của Trung Quốc, nơi có những mâu thuẫn sắc tộc giữa người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và người Hán. 
7 người còn lại mang tên kiểu Duy Ngô Nhĩ và đến từ Tân Cương. Thông báo của cảnh sát cũng liệt kê 5 biển số xe Tân Cương, trong đó có một chiếc xe máy, và cảnh sát đặc biệt lưu tâm tới chi tiết này.
Cảnh sát cho biết chiếc xe ôtô SUV lao suốt 500 m dọc theo lối đi cho khách bộ hành ở bên ngoài quảng trường Thiên An Môn, rồi va vào hàng chục khách du lịch trước khi bốc cháy. 
Ba người bên trong chiếc xe cùng một khách du lịch nam giới đến từ Quảng Châu và một phụ nữ Philippines thiệt mạng. Ba du khách Philippines khác và một người đàn ông Nhật Bản nằm trong số 38 người bị thương. An ninh được thắt chặt quanh khu vực quảng trường sau vụ việc. 
Tại Tân Cương, cảnh sát cũng đang rà soát những tình tiết khả nghi. Một nhân viên khách sạn ở Hotan nói rằng nhà chức trách truy tìm "người đàn ông có râu rậm, người Duy Ngô Nhĩ". 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói vụ việc đang được điều tra và "Tân Cương vẫn là một nơi kinh tế-xã hội phát triển", đôi khi xảy ra những vụ bạo lực và "khủng bố".
"Chúng tôi kịch liệt phản đối và sẽ trấn áp những hành động bạo lực để đảm bảo sự an toàn và an ninh cho xã hội, cũng như cuộc sống và tài sản của người dân", bà Hoa phát biểu.

Read more…

Quản lý dạy thêm, học thêm: Kiên quyết xử lý sai phạm

1:01 AM |
Hơn một tháng sau ngày khai giảng năm học 2013-2014, thông qua việc tổ chức 20 đoàn kiểm tra đột xuất tại các trường trên địa bàn, Hà Nội đã phát hiện một số sai phạm trong dạy thêm, học thêm (DTHT) và kiên quyết chấn chỉnh. Đây là năm học đầu tiên Hà Nội thực hiện việc quản lý DTHT theo Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND do UBND thành phố ban hành ngày 25-6-2013.


Hà Nội đang từng bước chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm. Ảnh: Bá Hoạt

Kiểm soát chặt các nhóm trông học sinh ngoài giờ

Nhằm chấn chỉnh toàn bộ hoạt động DTHT trái quy định trên địa bàn thành phố, sau Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND về DTHT của UBND thành phố, Sở GD-ĐT Hà Nội đã ban hành hướng dẫn quản lý, tổ chức trông giữ ngoài giờ đối với HS tiểu học Hà Nội. Văn bản này ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tế của phụ huynh HS tiểu học, cũng là một đặc thù của Hà Nội so với nhiều địa phương trên cả nước. Đó là do cơ sở vật chất một số nơi chật hẹp, HS chỉ có thể học một buổi ở trường, buổi còn lại cha mẹ muốn nhờ cô trông giữ, điển hình như trường Lê Ngọc Hân, Ngô Thì Nhậm (quận Hai Bà Trưng). Cũng có trường hợp HS học 2 buổi/ngày nhưng cha mẹ có nguyện vọng gửi con sau khi kết thúc buổi học thứ 2 khi không có điều kiện đón về nhà đúng giờ. Trường hợp này phổ biến ở các trường khu vực nội thành.

Để tránh những hiểu lầm từ phía phụ huynh và dư luận xã hội, đồng thời tạo căn cứ pháp lý rõ ràng trong tổ chức thực hiện và quản lý, kiểm tra, Sở GD-ĐT Hà Nội quy định rõ: Khi có nhu cầu, cha mẹ đăng ký trên tinh thần tự nguyện; nhà trường, giáo viên không được dùng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp để gợi ý, ép buộc HS tham gia. Việc tổ chức các nhóm trông giữ không được tổ chức vào ngày thứ bảy, chủ nhật. Thời khóa biểu của các nhóm trông giữ HS cũng được niêm yết rõ với yêu cầu các nhà trường bắt buộc tuân theo để tránh gây căng thẳng, áp lực cho HS. Cụ thể, trong mỗi buổi, giáo viên chỉ được dành 1/3 thời gian để hướng dẫn HS tự học, 2/3 thời gian còn lại dành cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho HS.

Phòng GD-ĐT là đơn vị chịu trách nhiệm về việc quản lý, chỉ đạo hoạt động trông giữ HS ngoài giờ học chính khóa các trường trên địa bàn, từ khâu thẩm định các điều kiện tổ chức đến việc kiểm tra mọi mặt hoạt động của các nhóm trông giữ HS ngoài giờ. Mối lo lớn nhất trong quản lý là việc các nhóm trông giữ HS ngoài giờ bị biến tướng thành các lớp DTHT, mà theo quy định của Bộ GD-ĐT, cấp tiểu học không được tổ chức DTHT. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, từ nay đến cuối năm học, lãnh đạo Sở GD-ĐT cho biết sẽ tăng cường thanh tra đột xuất các địa điểm trông giữ HS tiểu học ngoài giờ, nếu phát hiện sai phạm sẽ kiên quyết xử phạt đối với cơ sở vi phạm và cả đơn vị quản lý địa bàn.

Tăng cường thanh tra


Trước thềm năm học mới 2013-2014, trả lời phỏng vấn báo chí xung quanh những lo ngại về việc quản lý DTHT như "bắt cóc bỏ đĩa", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định, năm học này sẽ quyết liệt chấn chỉnh tình trạng DTHT trái quy định thông qua việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, bao gồm: tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, nghiêm cấm cắt xén chương trình để đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc HS học thêm, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản... Việc biên soạn chương trình, SGK để áp dụng từ sau năm 2015 cũng là một giải pháp căn bản góp phần khắc phục tình trạng DTHT tràn lan.

Tăng cường thanh tra là giải pháp được Sở GD-ĐT Hà Nội tập trung triển khai từ nay tới cuối năm học nhằm tạo nền nếp dạy - học ở các nhà trường trên địa bàn, đồng thời phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm về DTHT. Một tuần sau ngày khai giảng năm học mới, Hà Nội đã thành lập 20 đoàn kiểm tra. Trong số hơn 100 trường được kiểm tra, khá nhiều sai phạm liên quan đến DTHT đã được phát hiện. Cụ thể là khi xếp lớp để tổ chức DTHT không phân loại HS theo quy định (điển hình như THCS Trần Đăng Ninh); chưa kiểm tra đầy đủ và lưu giữ bài soạn của giáo viên dạy thêm, chưa có chương trình dạy thêm cho từng môn (THCS Thanh Mai, Hà Đông); dự toán kế hoạch thu - chi về DTHT chưa rõ ràng (THCS Phụng Thượng, Phúc Thọ), thu tiền DTHT quá mức trần, chi không đúng tỷ lệ quy định...

Trước đó, vào đầu năm học mới, Sở GD-ĐT đã yêu cầu các phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường trên địa bàn yêu cầu giáo viên ký cam kết không vi phạm các quy định về DTHT. Vì vậy, những trường hợp cố tình vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật nghiêm khắc theo quy định. Theo kế hoạch, khoảng đầu tháng 11 này, Hà Nội tiếp tục kiểm tra, thanh tra hoạt động DTHT, trong đó sẽ lưu ý những đơn vị đã được "điểm mặt, chỉ tên" ở đợt kiểm tra vừa qua.

- Mức trần thu phí DTHT trong nhà trường:

+ Cấp THCS: thấp nhất là 6 nghìn đồng/tiết/HS (đối với lớp từ 40 HS trở lên); cao nhất là 26 nghìn đồng/tiết/HS (lớp dưới 10 HS).

+ Cấp THPT: thấp nhất 7 nghìn đồng/tiết/HS; cao nhất 32 nghìn đồng/tiết/HS.

- Tỷ lệ chi tiền DTHT: 70% cho giáo viên trực tiếp giảng dạy; 15% chi công tác quản lý; 15% hỗ trợ điện, nước, vệ sinh và sửa chữa cơ sở vật chất.

- Giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm. Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ. Mức chi và tỷ lệ phân bổ chi phải được Hội đồng giáo dục nhà trường thông qua và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm của đơn vị. Thống Nhất
Read more…

Phòng học thông minh, đầu tư sao để không lãng phí?

12:59 AM |
Mô hình phòng học thông minh với những trang thiết bị hiện đại, hệ thống các thiết bị tương tác thay cho bảng đen phấn trắng, sách giáo khoa điện tử thay thế tình trạng học sinh còng lưng "gánh sách" tới trường đang được một số địa phương "khởi xướng".

Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết rất khuyến khích mô hình này, tuy nhiên các địa phương phải tính toán sao cho hiệu quả nhất, không đầu tư dàn trải, lãng phí.


Từ phòng học LAB tới phòng học tương tác

Những năm 1990, phòng học ngoại ngữ đa năng (gọi tắt là phòng LAB) bắt đầu được triển khai rầm rộ trong các trường học, trung tâm dạy ngoại ngữ ở các tỉnh, thành nước ta. Thời điểm đó, phòng LAB được xem là mô hình phòng học hiện đại nhất, khắc phục tình trạng "dạy chay, học chay". Tuy nhiên, đến thập niên cuối những năm 2000, hiệu quả phòng LAB không còn được đánh giá cao do có nhiều công nghệ giáo dục mới hiệu quả hơn đã xuất hiện với tính tương tác cao hơn. Phòng LAB tại nhiều trường ở thành phố hay nông thôn, miền núi được phủ bụi, hầu như không hoạt động.

"Phòng học LAB có ở Việt Nam từ những năm 1994, 1995, tại thời điểm đó các trường sử dùng vẫn hiệu quả cho tới khi đổi mới phương pháp dạy học thì phòng LAB không hiệu quả nữa", đại diện Bộ GD&ĐT cho biết. Theo phương pháp dạy học mới, Bộ giáo dục không quy định cứng các trường phải đầu tư mô hình này mà chỉ hướng dẫn các trường đầu tư theo hai nhóm: nhóm 1 là các thiết bị dạy học tối thiểu để dạy ngoại ngữ, có những thiết bị truyền thống như cát sét, ti vi, over head, tranh ảnh minh họa, đó là những trang thiết bị tối thiểu. Nhóm 2, để dạy và học hiệu quả, các trường có thể đầu tư các phòng học thông minh với bảng tương tác, over head, hệ thống online với máy mẹ (của cô) nối với các máy con (máy học sinh), có kênh tiếng và kênh hình ( nếu đã có hệ thống này thay thể thì không phải đầu tư các thiết bị tối thiểu nữa nếu nó đã thay thể được các thiết bị tối thiểu cho tránh tốn kém, lãng phí).

Tại TP Hồ Chí Minh, mô hình phòng học thông minh với hệ thống các thiết bị tương tác đang được đầu tư với kỳ vọng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ngay từ bậc học mầm non, tiểu học. UBND TP.HCM đã phê duyệt đề án "phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông" và đề án "Phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi", trong đó chấp thuận hỗ trợ 50% kinh phí để sắm bộ thiết bị bảng tương tác dùng trong các trường mầm non và tiểu học. 50% kinh phí còn lại được nhà trường vận động phụ huynh học sinh hỗ trợ và thực hiện tại các trường có điều kiện. Riêng các nơi khó khăn ngân sách nhà nước sẽ chi 100%. "việc trang bị các phòng học tương tác nhằm từng bước hiện đại hóa các nhà trường, giúp học sinh tiếp cận với các thiết bị giáo dục hiện đại giống như các nước trong khu vực và trên thế giới đang thực hiện", ông Lê Hoài Nam - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết.



Giờ học với bảng tương tác tại trường mầm non Vàng Anh (Q5, TPHCM).
"Trước đây khi không có hệ thống các thiết bị tương tác thì chúng tôi sử dụng đài Catset và ti vi LCD làm dụng cụ giảng dạy. Bảng tương tác không chỉ thay thế cả đài và ti vi mà còn có nhiều tính năng hữu hiệu giúp cho học sinh hứng thú với môn học, tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn, hiệu quả hơn", thầy Đỗ Minh Luân, trường tiểu học Chính Nghĩa (Q5) chia sẻ.

Thầy Hồ Ngọc Thanh, giáo viên trường tiểu học Chính Nghĩa cũng cho biết: "Trung bình mỗi ngày tôi dạy khoảng 8 tiết học, các môn khác nhau, chỉ mang theo giáo án và học cụ đã là một "gánh nặng" thực sự. Từ khi có phòng học tương tác, chúng tôi soạn giáo án trên máy tính, tích hợp vào thư viện trên bảng và giảng dạy môn nào chỉ cần click chuột kéo ra là có đầy đủ, rất phong phú. Phòng học tương tác thực sự giúp nâng cao chất lượng bài giảng, giảm thời gian chuẩn bị học cụ, tăng thời gian tương tác giữa thầy với trò, với nội dung bài học".

Phòng học tương tác vốn được trang bị để học sinh học môn tiếng Anh song trước những hiệu quả trực tiếp mà hệ thống này mang lại, BGH trường tiểu học Chính Nghĩa đã tập huấn cho các giáo viên chủ nhiệm từ lớp 1 tới lớp 5 để đưa hệ thống phòng học tương tác vào nhiều môn học khác. "Trường chúng tôi được trang bị 3 bộ thiết bị tương tác, chúng tôi lắp cho 3 phòng học, các lớp trong trường luân phiên tới phòng học có hệ thống thiết bị tương tác để học. Các thầy cô đăng ký và nhà trường sẽ phân lịch để thầy cô sử dụng sao cho hợp lý, hiệu quả nhất. Hiện giáo viên và học sinh toàn trường đều đã được làm quen với các thiết bị tương tác. Các lớp học với phòng học tương tác đều sinh động hẳn lên", cô Đinh Kim Phượng, hiệu trưởng trường tiểu học Chính Nghĩa khẳng định.



Học tiếng Anh với bảng tương tác tại Trường tiểu học Chính Nghĩa.

Ở bậc mầm non, cô La Hồng Cúc, phó hiệu trưởng trường mầm non Vàng Anh (Q5) cho biết : "Sau một thời gian sử dụng chúng tôi thấy cái được của các phòng học tương tác là tạo sự hứng thú, tò mò cho trẻ, tiết học vì thế rát sinh động, vui vẻ, trẻ được học, được chơi, kết hợp phát triển trí óc và vận động chân tay. Trước đây, khi mới sử dụng hệ thống các thiết bị tương tác cũng có ý kiến phụ huynh học sinh e ngại cho trẻ sử dụng CNTT thế là quá sớm song khi được quan sát thực tế hệ thống thiết bị tương tác, hiệu quả của nó và nhất là việc thiết kế giờ học chừng mực (không quá 30 phút/lần học), phụ huynh đã hiểu và đồng thuận".

Bộ GD-ĐT: Các địa phương cần mạnh dạn "tự quyết"

TP Hồ Chí Minh đã quyết tâm đưa hệ thống các thiết bị tương tác vào trường học nhằm đổi mới hoàn toàn phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giảng dạy theo mô hình tiên tiến của thế giới. Do đây là phương thức thực hiện mới trong đó vốn bố trí chỉ được 50% ngân sách hỗ trợ và phần vốn huy động xã hội hóa còn lại do phụ huynh đóng góp phải có thời gian dài nên Sở GD&ĐT đã đề nghị UBND các quận giao cho phòng giáo dục làm chủ đầu tư để thực hiện gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi tại 1 quận của thành phố, sau đó lấy kết quả này áp dụng cho các quận khác.

Theo đó, đơn vị trúng thầu phải thực hiện theo hình thức đầu tư ứng vốn trước và được trả dần theo tiến độ thu. Điều này đòi hòi đơn vị trúng thầu phải là đơn vị có năng lực tài chính vững mạnh cùng với kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động ứng dụng CNTT vào trường học. Đơn vị trúng thầu phải ứng vốn trước hàng trăm tỷ đồng và chấp nhận thu hồi sau 18 tháng.

Chia sẻ với phóng viên xung quanh vấn đề này, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết Bộ đã "trao quyền tự chủ hoàn toàn cho địa phương, địa phương chủ động và quyết định mua sắm gì, đầu tư gì sao cho hiệu quả và địa phương chịu trách nhiệm trước quyết định đầu tư của mình. " Các địa phương muốn đầu tư thiết bị phải căn cứ vào 3 điều kiện: trình độ giáo viên, khả năng tiếp cận của học sinh và tài chính và cơ sở vật chất trường học.Thực tế hiện nay nhà nước chưa đủ điều kiện để trang bị cho các trường học trang thiết bị hiện đại, phụ huynh thấy cần thiết thì tự nguyện đầu tư, coi như một dạng xã hội hóa tự nguyện, Bộ chỉ đưa ra các khung, các cảnh báo, hướng dẫn để các địa phương chủ động chứ không áp đặt", đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định. TP Hồ Chí Minh là địa phương tương đối đặc thù so với giáo dục cả nước, trình độ giáo viên tốt, học sinh mặt bằng chung là khá vì vậy địa phương hoàn toàn có đủ điều kiện để ứng dụng những công nghệ mới, hiện đại của thế giới vào giảng dạy.

Bộ GD&ĐT cho biết, chủ trương của Bộ là luôn khuyến khích tất cả các địa phương tiếp cận với công nghệ mới, tiếp cận khoa học giáo dục thế giới song đầu tư mô hình phòng học thông minh hay chất lượng cao từ nguồn xã hội hóa thì phải tuân thủ nguyên tắc là hoàn toàn tự nguyện và hiệu quả, không gây áp lực với phụ huynh học sinh để thu thêm. "Tự nguyện là tự nguyện thật mới có sự giám sát cho hiệu quả chứ không thể bị áp lực bên ngoài. Các địa phương, các trường đã được trao quyền tự chủ cần mạnh dạn, đi tiên phong thì phải chấp nhận thành công và thất bại chứ nếu cứ sợ trách nhiệm, không dám thí điểm hay triển khai cái mới thì chúng ta sẽ không có đổi mới giáo dục toàn diện, căn bản", đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định.

Như vậy, theo xu hướng mới, việc thay thế hệ thống các phòng học tương tác đi cùng với các phần mềm hỗ trợ dạy học, hệ thống các chương trình quản lý chất lượng trong giáo dục đào tạo và đào tạo đội ngũ giáo viên, học sinh có thể sử dụng tốt các hệ thống này hoàn toàn có thể thay thể các phòng ngoại ngữ như phòng LAB để có thể có hiệu quả cao hơn và mức chi phí rẻ hơn, đây cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn , mở đầu cho việc đổi mới cơ bản chất lượng giáo dục đào tạo mà nghị quyết TW 8 đã đề ra.

Thầy Lê Công Minh, hiệu trưởng trường tiểu học Trần Quang Khải, Q1:

"Tôi đã để ý tới hệ thống phòng học tương tác từ 10 năm trước và nói thực là tôi rất đam mêm ứng dụng CNTT vào trường học vì thấy nó quá tốt để nâng cao chất lượng giảng dạy. Dạy học bây giờ có rất nhiều phương pháp tiên tiến, thế giới đã thay đổi và Việt Nam cũng cần thay đổi cho phù hợp nếu muốn có chất lượng giáo dục đạt chuẩn quốc tế. Ở trường chúng tôi mới chỉ ứng dụng một số phần mềm đồ họa và thiết kế, trình chiếu trên máy tính thôi mà học sinh đã rất hứng thú và hào hứng với các giờ học, nếu được học bảng tương tác thì các em sẽ thích thú hơn nhiều".

Cô La Hồng Cúc, phó hiệu trưởng trường mầm non Vàng Anh, Q5:


"Trường chúng tôi có 700 cháu, phụ huynh học sinh đồng ý đóng góp 10 ngàn đồng/cháu/ tháng, không có học sinh nào từ chối hay phàn nàn với khoản thu này".
Read more…

Giáo sư được kéo dài thời gian giảng dạy 10 năm

12:57 AM |
Thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ là không quá 5 năm; đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm



Đây là nội dung tại Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học vừa được Chính phủ ban hành.

Theo đó, giảng viên được kéo dài thời gian làm việc nếu có các điều kiện: Có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu và chấp thuận.

Trong thời gian kéo dài làm việc, người được kéo dài làm việc nêu trên có quyền đề nghị nghỉ làm việc để hưởng chế độ nghỉ hưu theo quy định.

Giảng viên trong thời gian làm việc kéo dài được xác định là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học; được hưởng lương và các chính sách, chế độ khác theo quy định đối với giảng viên.

Chính sách đối với giảng viên


Nghị định cũng quy định cụ thể chính sách đối với giảng viên. Theo đó, hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên được làm căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn các chức danh giảng viên.

Thang, bậc lương đối với giảng viên được quy định cụ thể, có sự phân biệt khác nhau giữa 5 chức danh: Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư theo quy định của Luật giáo dục đại học. Chức danh phó giáo sư được xếp hạng I theo phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng thang, bậc lương tương ứng ngạch chuyên viên cao cấp. Chức danh giáo sư được xếp hạng I theo phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng thang, bậc lương tương đương chuyên gia cao cấp.

Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài vận dụng quy định hệ thống chính sách tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập để thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, bảo đảm không thấp hơn tiền lương và phụ cấp của giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập có cùng trình độ đào tạo và thâm niên công tác.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2013.
Read more…

Bộ GD-ĐT đã cho Trường CĐ Asean được tuyển sinh trở lại

12:55 AM |
Bộ GD-ĐT vừa có quyết định cho phép Trường CĐ Asean được tuyển sinh trở lại sau 4 tháng ra quyết định dừng tuyển sinh của trường này.
Ngày 19/9, Bộ GD-ĐT đã có công văn số 6467/BGDĐT-GDĐH cho phép Trường Cao đẳng ASEAN được tuyển sinh năm 2013 và tiếp tục liên kết với Trường Trung cấp Đại Việt để đào tạo tiếp số sinh viên đã tuyển sinh trình độ cao đẳng hệ liên thông tại TPHCM và cấp bằng vừa làm vừa học theo quy định hiện hành.



Trường CĐ Asean được tuyển sinh trở lại năm 2013.

Trước đó, ngày 17/6/2013, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã quyết định dừng tuyển sinh năm 2013 lý do:Trường Cao đẳng Asean đã vi phạm quy định tại Điều 5, Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 2/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về giáo dục.

Sau đó, Bộ GD-ĐT đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Trường Cao đẳng Asean với số tiền lên tới 245 triệu với các vi phạmvới các lý do: Trường Cao đẳng Asean tổ chức tuyển sinh liên thông từ trung cấp lên cao đẳng chính quy năm 2012 vượt chỉ tiêu được giao 402,6% (chỉ tiêu được giao 600, trúng tuyển đã nhập học 2.416 sinh viên); tổ chức tuyển sinh trung cấp năm 2012 vượt chỉ tiêu được giao 164,3% (chỉ tiêu được giao 300, trúng tuyển đã nhập học 493 học sinh); có 46/199 hồ sơ sinh viên đã kiểm tra hệ liên thông từ trung cấp lên cao đẳng trúng tuyển và nhập học năm 2012 của Trường Cao đẳng Asean sai đối tượng;mở lớp giảng dạy trình độ cao đẳng chính quy ngoài trụ sở chính của trường khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; tổ chức hoạt động liên kết đào tạo không đảm bảo trình tự thủ tục theo quy định...

Thanh tra Bộ GD-ĐT buộc Trường Cao đẳng Asean phải chấm dứt mọi hoạt động tuyển sinh, đào tạo trái phép ngoài trường, rà soát lại đối tượng trúng tuyển,giải quyết hậu quả đối với số sinh viên đã theo hướng: Những sinh viên đã tuyển sai đối tượng thì phải buộc thôi học, trả lại các khoản tiền đã thu của người học và chịu mọi chi phí cho việc hoàn trả, giải quyết hậu quả (nếu có).

Những sinh viên đủ điều kiện trúng tuyển hệ chính quy theo quy định đối với các lớp đặt tại các địa điểm ngoài Trường phải chuyển về trụ sở của Trường Cao đẳng Asean (tại Văn Lâm, Hưng Yên) hoặc chuyển sang cơ sở đào tạo có đủ điều kiện (do Trường Cao đẳng Asean tự liên hệ, thỏa thuận) để tổ chức đào tạo theo quy định...

Không đồng ý với kết luận của thanh tra Bộ GD-ĐT, Trường Cao đẳng ASEAN đã khởi kiện Thanh tra Bộ GD-ĐT lên Tòa án nhân dân TP Hà Nội vì có những quyết định không đúng.

Trao đổi với PV Dân trí ngày 28/10, bà Trần Kim Phương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Cao đẳng ASEAN cho biết: "Sau khi ra tòa, Bộ GD-ĐT đã làm việc lại với lãnh đạo trường và kiểm tra lại những báo cáo so với thực tế như đảm bảo quyền lợi người học ở TP.HCM, đảm bảo giảng viên cơ hữu đang hoạt động tại trường và đồng ý cho trường tuyển sinh trở lại, đó là điều rất mừng đối với trường. Tuy nhiên, tôi đề nghị Bộ GD-ĐT xem lại mức phạt cho hợp lý vì mức phạt hiện nay quá nặng với trường".

Đây có lẽ là trường CĐ đầu tiên mà Bộ GD-ĐT nhanh chóng cho phép tuyển sinh trở lại sau 4 tháng ra quyết định dừng tuyển sinh.
Read more…

Giáo dục sau năm 2015: Giảm môn học THCS, phân hóa mạnh bậc THPT

12:53 AM |
Theo thiết kế ban đầu của Bộ GD&ĐT, hệ thống môn học và hoạt động giáo dục sau năm 2015 sẽ thay đổi khá nhiều so với chương trình hiện hành. Thi cử cũng được đổi mới theo hướng giữ kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn tuyển sinh ĐH thì để các trường tự chủ.


Lớp 11,12 chương trình sẽ được thiết kế theo hướng phân hóa. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Trong hai ngày 26 - 27/10, trong một hội thảo có tính chất nội bộ được tổ chức tại Hà Nội, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT đưa ra thiết kế khá cụ thể hệ thống môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Tích hợp rồi phân hóa

Theo ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học, Bộ GD&ĐT, một trong những định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau 2020. Vì thế, chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 phải đảm bảo cho học sinh kết thúc lớp 9 có tri thức phổ thông nền tảng, cơ bản và chuẩn bị phân hóa mạnh sau THCS, các năm học THPT, học sinh phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sinh phổ thông có chất lượng.

Đồng thời, những người thiết kế chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 cũng sẽ phải đặc biệt quan tâm tới yêu cầu giảm tải mà dư luận xã hội đặt ra cho ngành GD&ĐT trong suốt những năm qua. "Nội dung chương trình sẽ được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng số môn học chủ đề và hoạt động giáo dục dành cho học sinh tự chọn", ông Đỗ Ngọc Thống cho biết.

Chủ trương tích hợp được hiện thực hóa ngay từ nội dung chương trình lớp 1, lớp 2: môn đạo đức không còn là một môn học như hiện nay mà được tích hợp với tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục. Theo đó, lớp 1, lớp 2 sẽ chỉ có ba môn: Toán, tiếng Việt, Khoa học Tự nhiên & Khoa học Xã hội. Ngoài ra, còn có bốn hoạt động giáo dục: thể dục, âm nhạc, mĩ thuật, hoạt động tập thể. Sẽ không còn hoạt động thủ công riêng rẽ mà được tích hợp trong hoạt động mĩ thuật.

Số môn học ngày càng nhiều hơn từ lớp 3, nhưng lên đến THCS cũng chỉ có 7 môn bắt buộc (thay vì 11 môn như hiện nay). Để đạt được điều này, kỹ thuật mà các nhà làm chương trình sử dụng là gộp nhiều môn vào hai môn: Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội.

Tuy nhiên, đến lớp 10, những môn đã được gộp vào hai môn ở cấp THCS lại sẽ được tẽ ra để thành các môn riêng: lý, hóa, sinh, địa, sử.v.v...Tổng cộng học sinh phải học bắt buộc tới 11 môn, chưa kể các hoạt động giáo dục. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển thì giai đoạn lớp 10 là "dự hướng", nghĩa là giai đoạn giúp học sinh bước đầu định hướng nghề nghiệp.

Lên lớp 11 và 12 chương trình được thiết kế theo hướng phân hóa. Tất cả học sinh bắt buộc học ba môn: văn, toán, ngoại ngữ 1. Ngoài ra các em phải học 3 môn tự chọn bắt buộc nữa. Bắt buộc nghĩa là kiểu gì cũng phải học thêm ba môn nữa, tự chọn nghĩa là có thể chọn học môn mà mình thích.

Đổi mới thi sẽ gắn với đổi mới chương trình


Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đồng tình với xu hướng thúc đẩy việc dạy và học theo hướng phân hóa. Tuy nhiên, PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, Trường ĐH Sư phạm TP HCM đã đề cập những khó khăn trong việc dạy học phân hóa ở Hàn Quốc để cảnh báo kịch bản tương tự có thể lặp lại ở VN, trong đó có việc học sinh chỉ chọn những môn có lợi cho việc chuẩn bị thi ĐH.

Nếu dạy học phân hóa, hầu hết học sinh sẽ tập trung vào các môn tự nhiên, giáo viên các môn xã hội không đủ giờ dạy, dẫn đến sự xáo trộn về nhân lực trong ngành GD và tác động đến việc đào tạo ở các trường sư phạm. Xu hướng học sinh đổ xô chọn khối A bấy lâu nay ở ta là một căn cứ cho mối lo ngại này.

"Ngoài những hiện tượng như đã diễn ra ở Hàn Quốc, chúng ta còn có nỗi lo về cơ sở vật chất, nhất là phòng học, chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực quản lý", PGS Bùi Mạnh Hùng chia sẻ.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng bày tỏ sự lo ngại khi nhận xét chính cách thi cử đánh giá đã phá hỏng những nỗ lực về đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện kể từ khi đổi mới chương trình SGK năm 2002.

"Thuận lợi cho những sự chuẩn bị đổi mới chương trình lần này là T.Ư Đảng đã thông qua đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Chúng ta đã thống nhất cao chương trình sắp tới phải có thay đổi quan trọng là chuyển từ quan tâm trang bị kiến thức sang quan tâm phát triển năng lực người học, chuyển từ hư học sang thực học, thực việc.

Chúng ta đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng hiện vẫn chưa hiệu quả, một trong những lý do là chưa đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học với kiểm tra đánh giá. Lần này nhất định phải làm một cuộc cách mạng trong vấn đề này", ông Nguyễn Vinh Hiển nói.

Hiện Bộ GD&ĐT chưa có phương án cụ thể về đổi mới thi, nhưng trong thiết kế môn học và các hoạt động giáo dục của chương trình sau năm 2015 vấn đề này được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc.
Read more…

Hào hứng chuẩn bị cho Cuộc thi Robothon Quốc gia 2013

12:51 AM |
Sau tiếng hô "bắt đầu" của thầy giáo, các "chuyên gia nhí" hộc tốc bê rổ linh kiện về chỗ ngồi hí hoáy lắp ráp. Chỉ một lát sau, những con robot tự hành đã bắt đầu công việc theo lập trình của mỗi nhóm, trên sa bàn "thành phố thông minh".

Chỉ còn ít ngày nữa, cuộc thi Robothon Quốc gia năm 2013 do Liên danh DTT -Eduspec phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng, với chủ đề: "Thành phố thông minh". Năm nay, có sự tham gia của 48 đội tuyển trên khắp cả nước, do Liên doanh tập đoàn DTT-EDUSPEC tổ chức giảng dạy.

Đây là một trong những hoạt động nhằm từng bước đưa hoạt động giáo dục Robotics phát triển trong các trường tiểu học và THCS ở Việt Nam, tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận, tham gia các hoạt động giáo dục có tính khoa học, sáng tạo, đồng thời lựa chọn những đội tuyển xuất sắc nhất để chuẩn bị cho cuộc thi Robotics Quốc tế 2013 diễn ra vào cuối tháng 11 tại Thủ đô Manila, Philippines.

Chúng tôi đã được chứng kiến không khí chuẩn bị rất khẩn trương, tuy nhiên cũng không kém phần sôi nổi hào hứng tại Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, một trường dân lập nổi tiếng ở Hà Nội. Năm nay, trường đặt mục tiêu vô địch cuộc thi.

Học sinh trường Đoàn Thị Điểm say mê lắp ráp robot
Hào hứng chuẩn bị cho Cuộc thi Robothon Quốc gia 2013
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập trình cho robot

Thầy giáo Trần Văn Cường, chủ nhiệm lớp luyện đội tuyển cho biết, trường có 4 đội đi thi, mỗi đội 3 người, chia làm hai cấp độ: lứa tuổi 7-9 tuổi và 10-12 tuổi. Trong khi các lớp học về Robotics của trường có hàng trăm em, em nào cũng giỏi, nên lựa chọn rất khó khăn. Việc tuyển lựa rất gay gắt, với những tiêu chí rất cao.

Bình thường, các em trong đội tuyển chỉ học 2 tiết một tuần, nhưng cuộc thi sắp diễn ra, nên phải tăng cường học thêm, ôn luyện ngoài giờ để các em hoàn thiện kỹ năng ở mức tốt nhất.

Tất cả đều háo hức chờ đợi đến ngày tranh tài với các đội tuyển khác trên toàn quốc.

Trong những ngày này, các đội tuyển Robotics của trường tiểu học Vietkids, Mễ Trì B, Xuân Đỉnh... cũng đang tập trung rèn luyện tích cực để chuẩn bị cho cuộc thi Robotics Quốc gia 2013 diễn ra tại Đà Nẵng. Trường Vietkids và Xuân Đỉnh, mỗi trường có 5 đội tuyển tham gia, trường Mễ Trì B có 2 đội tuyển sẽ lên đường vào Đà Nẵng thi đấu. Trong những ngày này, các đội tuyển đã thi đấu với nhau, nhằm chuẩn bị tốt nhất cả về kiến thức lẫn tinh thần cho cuộc thi sắp tới.
Dường như, sự có mặt của những người lạ trong phòng Lab, trong đó có các phóng viên, không hề gây sự chú ý đối với các "chuyên gia nhí". Mọi ánh mắt đều đổ dồn vào những con số, những sơ đồ phức tạp trên máy tính, và một rổ hàng trăm linh kiện khác nhau đã được chuẩn bị sẵn.

Sau tiếng hô "bắt đầu" của thầy giáo, những bàn tay nhỏ nhắn ngay tức khắc nhoay nhoáy với đống linh kiện, và chỉ vài phút sau, con robot của nhóm đã hoàn thiện.

Trong khi 2 "chuyên gia" lắp ráp, thì Đỗ Thái Minh Long (8 tuổi) lại cặm cụi với công việc lập trình của mình. Đây là công việc cực kỳ phức tạp, cài đặt phần mềm, "thổi hồn" cho con robot.

Em phải tính toán kỹ lưỡng về đường đi, tốc độc đi, khoảng cách, thực hiện công việc... chính xác đến từng milimet, rồi nhập những phần mềm đã được tính toán đó vào robot.

Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng Minh Long đã là một lập trình viên ưu tú của đội tuyển. "Con rất mê tìm hiểu và học hỏi môn học sáng tạo này, bố mẹ con cũng rất khuyến khích. Con đang cố gắng lập trình để con robot của mình thực hiện công việc được nhanh nhất, qua đó sẽ giành chiến thắng trong cuộc thi", Minh Long hồ hởi nói.

Khi được hỏi về mơ ước sau này, Minh Long cho biết em sẽ nuôi khát vọng trở thành một chuyên gia chế tạo và lắp ráp robot.

Với tiêu chí của cuộc thi năm nay, các đội tuyển tham gia thi đấu sẽ sử dụng trí thông minh, tư duy sáng tạo của mình để lắp ráp, cài đặt robot nhằm giải quyết các vấn đề mà đề bài đưa ra, giúp thành phố của mình trở thành một "Thành phố thông minh".

Các "chuyên gia nhí" không hề để ý tới phóng viên, đưa máy ảnh chụp cũng mặc kệ. Mọi sự quan tâm dồn hết vào màn hình máy tính và con robot.

Hào hứng chuẩn bị cho Cuộc thi Robothon Quốc gia 2013
Robot đã được ráp xong sau vài phút
Hào hứng chuẩn bị cho Cuộc thi Robothon Quốc gia 2013
Thi đấu thử

Chỉ vài phút, sau khi robot hoàn thành và đã được cài phần mềm, 4 đội chí chóe tranh nhau chạy thử sản phẩm của mình trên sa bàn. Do yêu cầu chính xác tuyệt đối, nên chỉ một sai sót nhỏ, công việc sẽ không thực hiện được, các nhóm lại lập tức sửa chữa, hoàn thiện robot.

Tôi ấn tượng với một cậu học sinh có cặp kính cận dày cộp, khuôn mặt thông minh, sáng láng, đang tỉ mỉ hí hoáy chỉnh sửa lại con robot. Cậu tên là Vũ Đình Tuân, học lớp 5 trường Đoàn Thị Điểm. Tuân theo học bộ môn này từ khi bắt đầu được đưa vào giảng dạy tại trường.

Tuân là "chuyên gia lắp ráp" có tiếng của đội. Với cậu, đây là công việc yêu cầu phải có trí thông minh và tính sáng tạo rất cao, rất bổ ích, được học thêm nhiều kiến thức mới. Tuy nhà xa, nhưng bố mẹ luôn ủng hộ, chăm sóc và đưa đón, cậu chưa bao giờ nghỉ một tiết học Robotics nào.

"Năm nay có nhiều đội mạnh, nhất là Đà Nẵng, Sài Gòn... và cả Hà Nội nữa, nhưng đội của cháu sẽ vô địch", Tuân tự tin khẳng định.

Thầy Nguyễn Bá Tuấn, phụ trách công nghệ thông tin Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm cho biết, môn học Robotics là tự nguyện, như các môn năng khiếu khác. Cho đến nay, đã có hàng trăm em tham gia và say mê học tập. Các em được học cả lý thuyết lẫn thực hành và được giảng dạy bởi các chuyên gia.

Trẻ em vốn rất thông minh, lanh lợi từ lớp 1. Vấn đề là cần khuyến khích phát triển tư duy logic của trẻ một cách phù hợp. Cách vừa học vừa chơi là phù hợp nhất.

"Các em đang rất háo hức và tích cực chuẩn bị kiến thức đầy đủ cho cuộc thi sắp tới. Sau cuộc thi này, đặc biệt là được giải, được tôn vinh, chắc chắn các bậc phụ huynh sẽ quan tâm, tìm hiểu và đầu tư hơn nữa cho con cái theo học".

Robot là tác nhân đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước. Trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, ở đâu cũng cần có robot như: nông nghiệp, công nghiệp, logistics, quản lý Nhà nước, điều khiển giao thông, giám sát xuất xứ hàng hóa...

Với chủ đề "Thành phố thông minh" trong cuộc thi tới đây, Ban tổ chức kỳ vọng sẽ khơi dậy phong trào học tập sáng tạo robot trên khắp đất nước. Qua đó, hy vọng học sinh sẽ có một môi trường học tập tích cực, ứng dụng môn tin học ngay từ lứa tuổi mầm non, tiểu học để hoàn thiện các kỹ năng học tập thế kỷ 21 và trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.

Chủ đề cuộc thi Robothon Quốc gia 2013 năm nay là "Thành phố thông minh". Một vấn đề được đặt ra là trong vài thập kỷ tới, đô thị sẽ phát triển rất nhanh chóng về quy mô và tốc độ, và kéo theo hàng loạt vấn đề như xử lý các dòng dữ liệu khổng lồ từ các nguồn về thành phố và dân cư như: thảm họa thiên nhiên và khí hậu, chi phí sinh hoạt, tỉ lệ tội phạm, giao thông, giáo dục và các khía cạnh khác.

Vì vậy học sinh cần xây dựng giải pháp để giải quyết trước các vấn đề đặt ra là xây dựng một "Thành phố thông minh" mà ở đó có trung tâm chỉ huy mạng sẽ phân tích các dữ liệu được thu thập và hoạt động như một "não bộ trung ương" cho toàn thành phố.

Hệ thống không dây cho phép các phương tiện và cơ sở hạ tầng tương tác để cải thiện tình trạng tắc nghẽn giao thông cũng như môi trường, theo dõi chặt chẽ việc ứng phó và ngăn chặn tội phạm. Đường truyền thông tin bằng tia laser sẽ truyền dữ liệu nhanh gấp 1000 lần so với sóng radio, và việc xây dựng bãi để xe trên không sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng giao thông trong đô thị.
Read more…

Đại học Nội vụ: Lợi dụng xã hội hóa để lạm thu

12:41 AM |
Ngoài việc nộp học phí theo mức quy định, mỗi sinh viên ĐH Nội vụ còn phải nộp thêm khoản được gọi là "Hỗ trợ đào tạo" với mức 3 triệu đồng/năm.
Chính vì vậy, sinh viên (SV) trường này bức xúc "trường công gì mà hệ đại học thu gần 8 triệu đồng, hệ cao đẳng gần 7 triệu đồng, cao hơn cả trường tư". Vậy lãnh đạo Trường ĐH Nội vụ lý giải gì về vụ việc này?

Theo nội dung đơn, ngoài học phí phải nộp theo quy định của Bộ GD-ĐT (hệ ĐH: 450.000 đồng/tháng, hệ CĐ: 390.000 đồng/tháng) cũng như các khoản bảo hiểm, vệ sinh, an ninh, đồng phục thể thao, chỗ ở ký túc xá... thì nhà trường còn quy định khoản thu "Hỗ trợ đào tạo" với mức 3 triệu đồng/năm cho hệ đại học và 2,5 triệu đồng/năm cho hệ cao đẳng. Chỉ riêng hai khoản học phí và "hỗ trợ đào tạo" hệ đại học, SV đã nộp xấp xỉ 8 triệu đồng/10 tháng học (một năm học).

Biên lai thu tiền
Được sự ủy quyền của hiệu trưởng nhà trường, ông Trần Xuân Hòa - Trưởng phòng KH-TC trao đổi với chúng tôi, thừa nhận, đúng như sinh viên phản ánh, trường có quy định khoản thu "Hỗ trợ đào tạo".

Lý do được ông Hòa nêu ra là, khoản thu này được trường bổ sung cho nguồn đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho trường nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy...

Tuy nhiên, khi đề nghị trả lời vào câu hỏi, những khoản thu như vậy có đúng không? Ông Hòa thừa nhận: Đây là "sự vận dụng" của từng trường và cho biết, hằng năm các khoản thu này đều có báo cáo Bộ GD-ĐT và báo cáo định kỳ với bộ chủ quản (Bộ Nội vụ).

Vậy khi kiểm toán họ có nói gì về khoản thu này không? Trước câu hỏi này của chúng tôi, ông Hòa cho biết, kiểm toán có nhắc nhở: Thu khoản đó làm mục đích gì thì ghi cái đó một cách chung chung, nhưng không được ghi là học phí, phí, lệ phí...

Ông Hòa cũng nêu những bất cập của cơ chế hiện tại khiến trường gặp không ít khó khăn về kinh phí. Nhưng, điều mà cả xã hội đều biết, đa số sinh viên và gia đình họ còn khó khăn hơn nhiều.

Chỉ riêng khoản học phí đã là gánh nặng của nhiều nhà, nay lại nộp thêm khoản "hỗ trợ" gần bằng cả học phí thì quả là quá sức với không ít gia đình.

Mặt khác, nếu so sánh với các trường đại học dân lập thì thấy rõ hơn sự phi lý của khoản thu được gọi là "hỗ trợ..." này.

Cụ thể, các trường dân lập phải hoàn toàn lo về cơ sở vật chất, không được Nhà nước hỗ trợ tiền, trong khi học phí cũng chỉ tương đương mức tổng thu ấy (cùng ngành nghề đào tạo), nhưng tại sao vẫn có thể tồn tại được và sống khỏe nếu cũng tuyển sinh được lượng sinh viên như vậy.

Do đó, dư luận khó có thể chấp nhận về khoản thu "hỗ trợ..." không đúng nguyên tắc này. Dư luận mong rằng Bộ Nội vụ, Bộ GD- ĐT cần sớm cho dừng những khoản thu kiểu như thế này dưới tên gọi mỹ miều: Xã hội hóa.
Read more…

Ra trường thất nghiệp... đi bán cám cò

9:48 PM |
Sau khi tốt nghiệp, để bám trụ lại Hà Nội, nhiều sinh viên đành chấp nhận chạy xe ôm, bán cám cò, làm thuê đủ nghề để mong có cơ hội tìm kiếm được một công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo.
Mòn mỏi chờ việc

Trần Thị Hoàn (1989) sinh ra ở một vùng nông thôn Vĩnh Phúc. Thu nhập của cả gia đình Hoàn chỉ trông vào mấy sào ruộng.

Dù rất muốn học Trường ĐH Thương mại để khi ra trường làm nhân viên văn phòng, nhưng cuối cùng đành gác lại ước mơ và quyết định thi vào trường sư phạm để bố mẹ bớt được gánh nặng học phí.

Bốn năm học ở trường, Hoàn luôn cố gắng để đạt kết quả học tập thật tốt với hy vọng khi ra trường có tấm bằng khá, giỏi để dễ xin việc.

Ra trường với tấm bằng khá trên tay, nhưng đã hai năm nay, Hoàn đi hết chỗ này chỗ kia xin việc nhưng đến đâu cũng chỉ nhận được cái lắc đầu.

Không thể ngồi chờ, Hoàn đã xin đi làm tạm thời ở siêu thị để kiếm tiền nuôi thân. "Còn giấc mơ làm cô giáo vẫn còn xa vời vì chưa có chỉ tiêu"- Hoàn chia sẻ.

Đồng cảnh ngộ, Phạm Như Thảo quê Thanh Hóa cũng "tiến thoái lưỡng nan" vì đã ba năm mang hồ sơ đi rải khắp các nơi tuyển dụng về chuyên ngành kế toán nhưng vẫn chưa tìm được việc.

lao động, thất nghiệp, kinh tế, người lao động, việc làm, sinh viên

Để bám trụ lại Hà Nội, Thảo đã chọn công việc làm xe ôm. Thảo cho biết, ngày đông khách kiếm được khoảng 120 nghìn đồng, còn những ngày bình thường bỏ túi được 60-70 nghìn đồng.

"Số tiền kiếm được vừa đủ để chi trả cho sinh hoạt hằng ngày. Nhiều khi ốm đau không đi làm được, không có tiền nên chỉ ăn mì gói. Nhưng lý do mình làm xe ôm là muốn có cơ hội để tiếp cận với thông tin về tuyển dụng và biết đâu số phận may mắn sẽ gặp được ai đó giúp tìm việc", Thảo tâm sự.

"Tiếp thị cám cò để trang trải cuộc sống"

Éo le hơn là tình cảnh của anh H (Bắc Giang), khi chuẩn bị tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, có người hứa sẽ tìm việc giúp với chi phí 100 triệu đồng.

Vì là chỗ quen biết, nên gia đình anh H đã liều đi vay ngân hàng để lo lót cho anh vào ngân hàng. Nhưng "đâu ngờ", ra trường được một tháng, hai tháng rồi một năm, việc làm chưa thấy đâu thì người quen đã biến mất. Sau đó, anh H tự đi nộp hồ sơ ở rất nhiều nơi nhưng cũng không được nhận.

"Khi tình hình kinh tế khó khăn, nhiều Ngân hàng buộc phải cắt giảm lương, thậm chí sa thải nhân viên dưới hình thức tự nguyện xin nghỉ việc thì sinh viên mới ra trường khó chen chân trong thị trường việc làm ngân hàng là điều dễ hiểu. Giờ mình đi tiếp thị cám cò để có tiền trang trải cuộc sống"- anh H tâm sự.

Không cần "thầy" thì làm "thợ"

"Trước kia, ngành Tài chính - Ngân hàng, Điện tử - Viễn thông... đang là những ngành được ưa chuộng nên mình cũng đi học theo "xu hướng". Giờ thì thấm thía thế nào là "xu hướng" rồi. Xu hướng thay đổi thì mình cũng phải thay đổi thôi. Xã hội không cần "thầy" thì mình làm "thợ", Nguyễn Tình, cựu sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội chia sẻ.

Hiện Tình hiện đang là công nhân ở khu công nghiệp Khai Quang (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Bên cạnh đó, Nguyễn Tình cho biết, có thực tế là, khi vào các khu công nghiệp, không khó để tìm các công nhân có trình độ đại học.

Tương tự, ra trường với tấm bằng loại ưu, lại có quen biết nên Hạnh nhanh chóng được ký hợp đồng vào giảng dạy tại một trường cấp ba của huyện.

"Ban đầu, dù lương hợp đồng bèo bọt không đủ tiền xăng xe và chi phí sinh hoạt vẫn phải cố chịu đựng vì tâm huyết với nghề. Nhưng sau một thời gian dài vật lộn, mình quyết định thôi dạy để đi bán hàng", Hạnh thở dài.

Cũng giống như Hạnh, Lê Huyền, sau khi ra trường, được nhận vào làm nhân viên kinh doanh tại Công ty X. Nhưng làm việc được ba tháng, cô đành ngậm ngùi rút lui vì không chịu được áp lực công việc.

lao động, thất nghiệp, kinh tế, người lao động, việc làm, sinh viên

"Một ngày mình phải làm việc từ 9 đến 10 giờ, phải tìm được khách hàng đủ định mức mà công ty giao, nếu không đủ định mức sẽ bị trừ lương. Mà thời này tìm khách hàng khó hơn tìm "sao" nên mình chuyển sang làm nhân viên bán hàng, công việc nhẹ nhàng lại đủ sống", Huyền nói.

Đồng thời, Huyền cho biết thêm, trong lớp ĐH có gần 100 người học chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng của trường ĐH Lương Thế Vinh nhưng hiện nay chỉ có hai người đang làm việc đúng ngành, số còn lại người chưa xin được việc, người vì không chịu nổi áp lực công việc nên chuyển ngành, chuyển nghề.

Trao đổi với Một Thế Giới, thầy Hà Huy Phượng - Phó trưởng khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, việc làm không thiếu.

Tuy nhiên, có một thực trạng là sinh viên đại học ra trường không xin được việc làm như mong muốn. "Có nhiều lý do dẫn tới thực trạng đó. Đó là sinh viên không đáp ứng được nhu cầu của xã hội; "nước chảy chỗ trũng" - hồ sơ nhiều nhưng lượng tuyển ít", thầy Phượng nói.

Đồng thời, theo thầy Phượng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, sinh viên phải không ngừng rèn luyện mình, trau dồi tri thức, học sâu về chuyên ngành mà mình đã chọn để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Read more…

Thạc sỹ thất nghiệp - Vì đâu nên nỗi?

8:36 PM |
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, tình trạng thất nghiệp gia tăng là điều tất yếu. Điều này thể hiện rõ tính cung cầu lao động trong nền kinh tế thị trường.
Không riêng gì tại Việt Nam, mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng gia tăng nạn thất nghiệp do khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian qua.

Thạc sỹ thất nghiệp - Vì đâu nên nỗi?
Việt Nam cam kết đặt giáo dục là ưu tiên hàng đầu của phát triển

Báo chí đã nói rất nhiều về tình trạng lao động chất lượng cao bị thất nghiệp, hoặc phải nhận những công việc không tương xứng với bằng cấp được đào tạo. Chẳng hạn như hàng nghìn cử nhân thất nghiệp ở Nghệ An, gần 25.000 sinh viên ra trường thất nghiệp ở Thanh Hóa, cả nghìn cử nhân làm công nhân tại một doanh nghiệp ở Đà Nẵng,...

Không chỉ cử nhân thất nghiệp, mà cả thạc sỹ cũng thất nghiệp. Nhiều bài báo đã nêu lên những trường hợp thạc sỹ thất nghiệp đi bán sim điện thoại, ở nhà nội trợ, thậm chí đi phụ xe để lấy tiền xin việc hoặc đi làm công nhân thời vụ.

Đâu là nguyên nhân của vấn đề này?

Theo Luật giáo dục, mục tiêu của đào tạo thạc sỹ là "giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo" (điều 39). Đồng thời, yêu cầu chất lượng thạc sỹ được đào tạo phải "nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của mình" (điều 40).

Thế nhưng, những trường hợp thạc sỹ thất nghiệp được báo chí nêu ra hình như không đúng với mục tiêu và chất lượng đào tạo. Các 'thạc sỹ thất nghiệp' này đều cùng lý do không xin được việc sau khi tốt nghiệp đại học nên học tiếp để hy vọng bằng thạc sỹ sẽ xin việc dễ hơn. Đây cũng là lý do của phần lớn những người đi học cao học ngay sau khi tốt nghiệp.

Rõ ràng, mục tiêu đào tạo thạc sỹ là tạo ra lực lượng lao động có chuyên môn sâu về chuyên ngành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong chuyên môn và có khả năng nghiên cứu khoa học.

Thế nhưng, hầu hết lý do học cao học là để dễ xin việc như nói ở trên cho thấy, mục tiêu đi học của những người này không đồng nhất với mục tiêu của đào tạo thạc sỹ. Vì thế, không thấy những người này khẳng định một cách thẳng thắn về năng lực chuyên môn lẫn khả năng sáng tạo và nghiên cứu khoa học để phủ nhận việc loại hồ sơ của họ là bất hợp lý ngoài việc khẳng định họ có bằng thạc sỹ.

Thêm nữa, hầu hết chỉ thấy các thạc sỹ này nộp đơn xin việc vào các vị trí công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước. Rõ ràng, các vị trí công chức hành chính lẫn chuyên môn ở từ cấp xã/phường đến cấp sở không cần bằng thạc sỹ. Cũng như các vị trí viên chức trong các trường tiểu học và phổ thông, các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng không cần đến bằng thạc sỹ.

Có một điều bất nhẫn là hầu hết những 'thạc sỹ thất nghiệp' được báo chí nêu trên đều có gia cảnh khó khăn, gia đình phải vay mượn tiền để cho họ đi học. Và khi học xong, không tìm được việc làm thì nợ lại chồng nợ.

'Cao học làm gì?'


Không biết sự thật mà báo chí nêu đến đâu, nhưng nếu thực sự là như vậy thì những gia đình này, những 'thạc sỹ' này đều có cái nhìn thiển cận về bằng cấp và công việc. Cũng không tránh khỏi sự háo danh về bằng cấp như dân gian vẫn thường nói "nghèo cũng cố cho con học đại học". Chính họ, tự dồn mình vào con đường tự ti và bế tắc.

Thạc sỹ thất nghiệp - Vì đâu nên nỗi?
Tác giả đặt câu hỏi về mục đích của việc theo học cao học của giới trẻ

Vậy, họ cố gắng lấy bằng thạc sỹ để làm gì nếu không có mục tiêu làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, hoặc giảng dạy sau phổ thông? Họ vay tiền để đi học làm gì nếu ra trường không xin được công việc đúng với chuyên môn và bằng cấp?

Họ học cao, nhưng tư duy và trình độ có thực sự cao? Bằng cấp có tương xứng với năng lực?

Như đã nêu ở trên, không thấy các 'thạc sỹ thất nghiệp' này khẳng định có đủ năng lực chuyên môn lẫn kiến thức liên ngành, có đủ năng lực làm việc độc lập và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, dư luận hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi: Bằng thạc sỹ của họ có tương xứng với năng lực thực sự của họ hay không?

Mỗi chuyên ngành học đều có những đặc thù về nghề nghiệp, và một người có trình độ cao sẽ khai thác được đặc thù đó trong quá trình tìm kiếm công việc lẫn tạo ra thu nhập của mình bằng đúng chuyên môn đã được đào tạo.

Đơn cử trường hợp cô thạc sỹ văn chương mà báo chí nêu trong thời gian qua phải xin đi làm công nhân thời vụ. Một thạc sỹ văn chương loại giỏi hoàn toàn có đủ khả năng làm việc độc lập bằng chuyên môn như có thể đi dạy hợp đồng tại các trường phổ thông, ĐH, CĐ hoặc cộng tác với các báo, tạp chí chuyên ngành để viết bài nghiên cứu, bài báo, thậm chí viết bài đưa tin.

Thực tế trong xã hội đã cho thấy những công việc như vậy không quá khó nếu họ có năng lực thật sự tương ứng với bằng cấp. Hiện tại, không ít các sinh viên đã làm những việc như vậy khi còn đang ngồi trong giảng đường.

Vậy, tại sao một thạc sỹ văn chương loại giỏi không làm được như vậy mà phải đi làm công nhân thời vụ? Rõ ràng, chỉ có thế là kiến thức thực sự của họ không tương xứng với tấm bằng.

Sẽ có người đặt câu hỏi rằng, không phải ai cũng viết bài chuyên môn, viết báo được, hoặc xin đi dạy hợp đồng cũng không dễ. Nhưng xin thưa, điều này hoàn toàn không khó khăn đối với một thạc sỹ văn chương loại giỏi. Nếu không làm được điều này, chỉ có thể là năng lực của họ không xứng đáng với tấm bằng, hoặc có vấn đề trong quá trình đào tạo và cấp bằng của các trường đại học.

Trên đây chỉ phân tích một trường hợp cụ thể. Các ngành nghề khác cũng có tính chất tương tự, nghĩa là mỗi ngành đều có một đặc thù riêng trong xã hội, và người có chuyên môn không khó để kiếm việc nếu giỏi thật sự. Tất nhiên, cũng không loại trừ một số lĩnh vực hẹp, và sẽ có những người giỏi khó kiếm việc. Nhưng là khó chứ không phải không thể.

'Việc làm nhà nước?'

Nhu cầu lao động chất lượng cao là cần thiết trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhu cầu này cần thiết cho cả nền kinh tế quốc dân, nghĩa là cần thiết cho cả các tổ chức, doanh nghiệp khu vực tư nhân chứ không chỉ dành riêng cho khu vực nhà nước.

Trong tiến trình cải cách đất nước theo hướng hội nhập và phát triển ở Việt Nam. Khu vực nhà nước sẽ thu hẹp lại ở lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp có thu sẽ chuyển sang cổ phần hóa có vốn nhà nước hoặc tư nhân hóa toàn bộ. Những lĩnh vực công như giáo dục, y tế, khoa học công nghệ cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Thạc sỹ thất nghiệp - Vì đâu nên nỗi?
Nhiều người có bằng cấp ở VN làm các công việc khác với chuyên môn được đào tạo, theo tác giả

Hiện tại, lao động chất lượng cao của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chất lượng đầu ra của các trường đại học, cao đẳng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Rõ ràng, các trường này cũng như những người học phải xác định rõ đào tạo như thế nào và học cái gì để đáp ứng yêu cầu đó.

Như vậy, có thể thấy nếu một người được đào tạo đảm bảo chất lượng, có đầy đủ kiến thức chuyên ngành và tư duy tương xứng với bằng cấp, thì không khó kiếm một công việc, kể cả khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng như trong thời gian qua.

Thế nhưng, hầu hết các thạc sỹ đều muốn vào làm việc trong khu vực nhà nước như đã nêu ở trên. Phải chăng khu vực ngoài nhà nước không có chỗ cho năng lực và bằng cấp của họ?

Có thể thấy, hầu hết các 'thạc sỹ thất nghiệp' được báo chí đề cập đều không phải thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Và rõ ràng cơ chế tuyển dụng lao động ở khu vực ngoài nhà nước rất sòng phẳng, minh bạch, không cần tiền "bôi trơn", không quá quan tâm đến bằng cấp, cũng như mức thu nhập sẽ cao hơn nhiều khu vực nhà nước.

Vậy tại sao họ lại cố gắng vào nhà nước, trong khi biết rõ cơ chế làm việc của phần lớn các đơn vị, cơ quan nhà nước còn nhiều bất cập trong phân công lao động, vẫn còn hiện tượng ưu tiên con ông cháu cha, vẫn còn hiện tượng bỏ tiền để "chạy việc". Thậm chí, để hoàn thành giấc mơ đó, có thạc sỹ chấp nhận đi làm phụ xe để dành tiền đi xin việc.

Rõ ràng, có một sự mâu thuẫn đối với các thạc sỹ này, họ muốn nhận được công việc tương xứng với bằng cấp, nhưng lại không thể hiện được năng lực làm việc tương ứng. Trong khi, khu vực ngoài nhà nước hoàn toàn có thể cho họ cơ hội thể hiện điều đó. Phải chăng, họ chỉ dám nộp đơn xin việc vào cơ quan nhà nước vì chỉ dựa được vào tấm bằng?

Vấn đề 'thạc sỹ thất nghiệp' sẽ còn nhận được nhiều đánh giá, nhận định khác nhau trong xã hội. Và người viết cũng chỉ đề cập các quan điểm trên theo thực tế chung chứ không phải đúng hết với mọi đối tượng, mọi nghành nghề trong xã hội.

Tuy nhiên, có thể thấy rõ sự bất cập trong công tác đào tạo lao động chất lượng cao và nhu cầu của xã hội. Đồng thời, không thể không nói đến chất lượng và định hướng của công tác đào tạo.

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Trước hết, các thạc sỹ này nên tự nhìn nhận và đánh giá năng lực của mình, trước khi đổ lỗi cho cho nguyên nhân khách quan từ cơ chế, chính sách của nhà nước.
Read more…

Các trường đại học ngại thống kê số sinh viên thất nghiệp

8:35 PM |
Gần đây, TS Vũ Tuấn Anh - chuyên gia về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam - VIM đưa ra ý kiến ủng hộ việc Bộ GD-ĐT sử dụng tiêu chí tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong đánh giá chất lượng đào tạo đại học.


Các trường đại học ngại thống kê số sinh viên thất nghiệp

Số liệu thống kê sinh viên thất nghiệp sẽ giúp định hướng nghề nghiệp tốt hơn

(Trong ảnh: Tìm kiếm thông tin tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm ở Hà Nội)


Tuy nhiên, dường như các trường đại học, cao đẳng vẫn che giấu vì vậy số trường thống kê sinh viên thất nghiệp hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Để lý giải điều này, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS. TS Tâm lý Nguyễn Công Khanh - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐH Sư phạm Hà Nội.

- Thưa PGS, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thống kê số lượng sinh viên có việc, thất nghiệp sau khi tốt nghiệp?

- PGS. TS Nguyễn Công Khanh: Chúng tôi thực hiện khảo sát này từ năm 2008, thống kê nghiên cứu tình hình việc làm: bạn làm ở đâu, lương trung bình bao nhiêu, bạn có việc làm ngay hay sau bao lâu thì tìm được việc làm...

Khảo sát được tiến hành hai đợt: trước khi sinh viên tốt nghiệp một tháng và sau đó 1 hoặc 2 năm. Mỗi năm, chúng tôi có 1.500 đến 2.000 sinh viên tốt nghiệp nhưng chỉ có khoảng 35 - 50% phản hồi.

Theo khảo sát năm 2012, chúng tôi tiến hành phát 1.692 mẫu nghiên cứu và tính đến thời điểm tháng 6 có 28,5% sinh viên có việc làm khi chưa có bằng; 56,8% chưa có việc làm và 14,9% không trả lời.

Trung bình số lượng sinh viên có việc làm (khảo sát tháng 6 hàng năm) vào khoảng 27 - 30% (trong đó 90% có bằng khá, giỏi) và 50 - 60% sinh viên chưa có việc làm.

- Vậy tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp sau một, hai năm thì sao, thưa ông?

- Năm 2009 (sau 2 năm ra trường) chúng tôi tiến hành khảo sát cho thấy, hơn 87% đã có việc làm, thu nhập ổn định (98,7% là làm công ăn lương hoặc làm cho trường học), 1,3% làm doanh nghiệp hoặc công việc ít liên quan đến ngành nghề được học.

Tuy nhiên, nhóm đi làm cho biết, thường có thu nhập thấp. Ví dụ, năm 2007, 2008 theo khảo sát thì 40% thu nhập khoảng 2 triệu đồng, 34% thu nhập hơn 2,5 - 3 triệu; 20% trên 3 triệu, dưới 5 triệu và trên 5 triệu đồng mỗi tháng chỉ xấp xỉ 5%.

- Việc đưa thông tin sinh viên có việc làm sau khi ra trường là một trong những thước đo hiệu quả để đánh giá chất lượng đào tạo giáo dục đại học, nhưng có vẻ các trường có tâm lý ngại thống kê số liệu sinh viên thất nghiệp?

- Để thống kê số liệu này các trường phải chi phí rất lớn. Mỗi năm chúng tôi chi trên dưới 100 triệu đồng để tiến hành khảo sát, sau đó công bố cho giảng viên, sinh viên biết.

- Theo báo cáo gần đây của Bộ GD-ĐT thì nguồn nhân lực sư phạm vẫn đang thiếu. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều sinh viên ĐH Sư phạm tốt nghiệp vẫn khó tìm việc?

- Theo khảo sát năm 2012, sinh viên ĐH Sư phạm sau một năm tốt nghiệp thì tỷ lệ rất yêu thích nghề, yêu thích nghề khoảng 80%; gần 20% không thích nghề và 3,6 - 5% thực sự không thích nghề và muốn chuyển. Xu hướng này ngày càng tăng.

Chúng ta thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn, còn thành phố thì thừa. Hơn nữa, thường ngành đào tạo mầm non, ra trường 100% có việc làm sau 6 tháng; còn những ngành khác như Triết học, Giáo dục chính trị, Sư phạm kỹ thuật... gặp khó khăn hơn.

Điều cơ bản chính là thu nhập của giáo viên hiện nay thấp, chế độ đãi ngộ chưa cao. Họ đang đi dạy nhưng thu nhập không đủ sống nên họ muốn chuyển nghề.
Read more…

Nữ sinh làm ô sin kiếm gần 10 triệu/tháng

7:59 PM |
Nhiều sinh viên ra trường đã kiếm được 8 triệu đồng/tháng nhờ công việc ô sin.
Trong thời buổi bão giá như hiện nay, ô sin đang trở thành nghề cực "hot" và có thu nhập cao khiến cho nhiều sinh viên mới ra trường đổ xô vào nghề này.

Đổi đời từ... "ô sin"

Trong khi nhiều người tỏ ra khá mặc cảm với công việc ô sin thì nhiều bạn sinh viên lại hồ hởi chấp nhận vì mục đích mưu sinh và đỡ đần cho gia đình. Sinh viên làm giúp việc thường được chủ nhà tin tưởng và ưu ái, thậm chí nhiều người nhờ công việc này đã có được những may mắn đổi đời.

sinh viên làm ô sin
Nguyễn Thị Mơ 21 tuổi, quê Hà Trung - Thanh Hóa hiện đang trông trẻ cho một gia đình người Trung Quốc.
Sau một năm long đong đeo tấm biển "tìm việc" khắp nơi, cô sinh viên tỉnh lẻ Lê Thị Ngà (23 tuổi, quê ở Nam Định, từng tốt nghiệp loại khá trường Đại học Nội vụ) đã mạnh dạn xin làm nhân viên giúp việc cho một gia đình người Hàn Quốc. Công việc không đòi hỏi bằng cấp, chỉ là chuyện dọn dẹp cửa nhà, bếp núc, giặt giũ và trông trẻ từ 9h sáng cho tới 17h chiều.

Mỗi tháng nếu làm đủ ngày, đủ giờ, trừ chi phí đi lại, ăn uống 2 bữa, Ngà được chủ nhà trả lương 6 triệu đồng. Với mức thu nhập như vậy đối với một sinh viên mới ra trường là khá hấp dẫn.

Ngà vui vẻ cho biết: "một tháng ngoài việc chi tiêu sinh hoạt mình cũng dư giả được khoảng dăm triệu để gửi về quê cho cha mẹ. Có lẽ mình sẽ gắn bó với nghề này cho tới khi lập gia đình mới thôi vì so với nghề mình học mức lương cao hơn gấp nhiều lần".

Không chỉ được nhận mức lương hậu hĩnh mà rất nhiều sinh viên sau khi đi làm ô sin đã được chủ nhà quan tâm đặc biệt. Nguyễn Thị Mơ, 21 tuổi, quê Hà Trung - Thanh Hóa, sau một thời gian thi công chức ở quê không đỗ, Mơ quyết định khăn gói ra Hà Nội xin làm ô sin cho một gia đình người Trung Quốc (hiện ở Hoàn Kiếm - Hà Nội).

Mỗi ngày Mơ nhận làm hai ca, ca sáng từ 6 - 11h; ca chiều từ 18h - 21h, tính chất công việc nhàn hạ với việc: bếp núc, trông trẻ, giặt giũ.... Do hoàn thành tốt nhiệm vụ lại thêm tính thật thà, chịu khó, ngay từ những ngày đầu vào làm, Mơ được chủ nhà rất tin cậy và quý mến. Mơ được chủ cho mượn xe máy đi lại; được ăn cơm cùng bàn với chủ; thậm chí được chủ cho vay tiền mỗi khi có việc gấp.

Đổi lại Mơ rất chăm chỉ lại khéo lấy lòng nhà chủ nên một tháng ngoài 6 triệu tiền lương, bạn còn được thưởng 500 ngàn đồng tiền phụ cấp xăng xe đi lại. Chưa hết, cũng nhờ đi làm ô sin mà Mơ đã sớm tìm được công việc đúng như ý muốn.

Mơ cho biết: "Cách đây 2 tháng cô chủ đã xin cho mình làm công việc trực văn phòng ở một công ty lớn. Ngoài làm việc hành chính ở cơ quan, thời gian rảnh rỗi mình trở về nhà giúp cô chú cơm nước, giặt giũ, đưa đón em đi học.... Thu nhập mỗi tháng từ nghề trực văn phòng, nghề ô sin là 8 triệu đồng".

Đặc biệt hơn, trong suốt thời gian làm giúp việc, rất hiếm khi Mơ bị nhà chủ phàn nàn mà ngược lại, Mơ được chủ nhà đối đãi đặc biệt như một thành viên "không thể vắng mặt" trong đại gia đình.

Éo le phận ô sin

Tuy nhiên không phải ai theo cái nghề này cũng đều "Thuận buồm xuôi gió" vì theo lời kể của nhiều sinh viên, làm giúp việc cho người nước ngoài thực sự không hề đơn giản.

Những gia đình người nước ngoài đòi hỏi quy cách, hơn nữa thường sử dụng vật dụng rất hiện đại, nếu không tìm hiểu kỹ thì sẽ không thạo việc và bị sa thải bất cứ lúc nào, thậm chí phải đền tiền.

Ngay từ những ngày đầu tiên khi bước chân vào nhà bà Ăngrela (người Pháp - ở khu đô thị Mễ Trì) bạn Tống Thị Thu Uyên (21 tuổi, hiện là sinh viên năm 2 trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên) đã choáng váng bởi quy cách quái gở do chủ nhà đặt ra. Khác với những người giúp việc khác, nhiệm vụ của Uyên là dạy tiếng việt cho đứa trẻ lên 2, từ 18h - 21h với mức lương là 200.000 đồng/ca.

Bạn Tống Thị Thu Uyên 21 tuổi, hiện là sinh viên năm 2 trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên chia sẻ về quãng thời gian đi làm ô sin.
Bạn Tống Thị Thu Uyên 21 tuổi, hiện là sinh viên năm 2 trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên chia sẻ về quãng thời gian đi làm ô sin.
Mỗi ngày trước khi vào nhà chủ, Uyên phải mất gần 30 phút để thực hiện nội quy do nhà chủ đưa ra như: phải thay đồ dành riêng cho người giúp việc; vệ sinh tay chân bằng xà phòng và kiểm tra bằng dụng cụ diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với đứa trẻ; ăn cơm cùng với những người giúp việc; đi muộn một phút sẽ phải bù giờ một tiếng đồng hồ....

Có những hôm vào dạy muộn do mất quá nhiều thời gian để thực hiện nội quy hà khắc đó mà Uyên bị chủ nhà ca thán, phàn nàn và thở dài nặng nhẹ.

Vì thường xuyên bị nhà chủ tạo áp lực nên Uyên xin nghỉ việc và tiền công gia sư suốt 2 tuần trở thành công cốc.
Cũng vì không thể nói đùa với hai chữ "nguyên tắc" mà rất nhiều sinh viên bị phạt không lấy được một đồng lương nào, thậm chí cả tháng đi làm bù lỗ.

Chẳng hạn như trường hợp của bạn Vũ Thị Sáu (sinh viên năm cuối Đại học Văn hóa), cách đây 2 tháng đã từng làm giúp việc cho người Nhật Bản. Ngay tuần đầu tiên đi làm, do sơ ý trong khi là quần áo, Sáu đã là cháy chiếc áo Vest đắt tiền, thế rồi ngày nào đến làm cũng bị chủ kêu ca, phàn nàn. Không những vậy, cả tháng đi làm Sáu được lĩnh 1.5 triệu đồng vừa đủ tiền đền áo cho chủ.

Còn có sinh viên đi làm bị chủ nhà "sàm sỡ" dẫn đến những uất ức cho tới quyết định buộc phải nghỉ việc, đó là trường hợp của bạn Lê Thị Thoa (sinh viên năm 3 trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội). Thoa mới đi làm tháng đầu đã bị ông chủ người Pháp sờ mó, đụng chạm khắp cơ thể.

Ban đầu còn ngượng ngụng, lại sợ ông chủ một phép nên Thoa im lặng không dám nói với ai, cho tới mãi khi bị đuổi việc, Thoa mới dám kể lại cho bạn bè nghe về thói trăng hoa của ông chủ trước những cô gái "liễu yếu đào tơ".

Đã chịu thiệt thòi mà lần đó Thoa còn bị bà chủ "bắt gặp", rồi mắng nhiếc, đuổi việc và cả tháng không nhận được một đồng lương nào dù đã "gân cổ" thanh minh, bao biện cho việc làm của mình.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, để tìm được những công việc partime tốt không phải là dễ, vì thế đòi hỏi sinh viên cần phải có sự hiểu biết và quan trọng là tỉnh táo trước mọi những tấm biển quảng cáo thổi phồng hay những trung tâm giới thiệu việc làm trá hình. Như vậy sinh viên mới né tránh được những cạm bẫy giăng sẵn từ chuyện làm thêm.
Read more…

Giáo viên dâm ô 7 học trò nữ ngay trong lớp học

7:54 PM |


Ngày 19/10, nhà chức trách Trung Quốc cho biết một giáo viên tiểu học ở tỉnh Giang Tô vừa bị kết án 14 năm tù giam vì đã có hành vi dâm ô với 7 học sinh nữ của mình.
Tao Biaogong, giáo viên tại trường tiểu học Shangyuan ở thành phố Ruichang, tỉnh Giang Tô đã nhiều lần dâm ô 7 học sinh lớp 2 do mình phụ trách ngay trong lớp học từ tháng 9/2012 đến tháng 5/2013.

Tòa án cho biết những hành vi dâm ô của Tao đã khiến 6 bé gái bị mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.

Gã giáo viên đồi trụy này bị bắt vào hôm 5/7 sau khi phụ huynh của các học sinh này trình báo với cảnh sát. Tòa án cũng phán quyết Tao bị tước mọi quyền lợi chính trị trong vòng 4 năm sau khi ra tù.

Phán quyết của tòa án nói rằng Tao bị kết án nghiêm khắc vì hành động của ông ta đã xâm hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của những bé gái non nớt.

Trong một vụ việc khác, ngày 27/7 một người phụ nữ tên Peng từ Hồ Bắc đến Hàng Châu, Trung Quốc làm việc đã gọi điện đến cảnh sát kêu cứu về việc con trai 7 tuổi của cô bị lạm dụng tình dục mà thủ phạm không ai khác là giáo viên của cậu bé.

Cậu bé đã được xét nghiệm dương tính với chứng mụn cóc ở bộ phận sinh dục và xung quanh khu vực hậu môn. ngoài ra bé còn bị nhiễm HPV - loại vi khuẩn thường bị lây qua đường tình dục.

Hồi tháng 5, Tòa án Tối cao Trung Quốc cho biết họ sẽ thẳng tay trừng phạt những tội ác xâm hại đến trẻ em, kiên quyết không khoan dung với những tội phạm loại này và đưa ra mức độ bảo vệ cao nhất đối với trẻ em.
Read more…

Tái hiện trận chiến lịch sử của Napoleon

7:52 PM |
Hàng nghìn người yêu thích lịch sử tập trung tại ngoại ô thành phố Leipzig, Đức, để tái hiện trận chiến của Hoàng đế Pháp Napoleon nhân 200 năm ngày diễn ra trận đánh.

496939-napoleon-comes-up-short-again.jpg
Diễn viên đóng vai Napoleon (phải) trong tiết mục mở màn của buổi tái hiện trận chiến lịch sử ở Leipzig. Ảnh: AFP

Theo AFP, khoảng 6.000 người tham gia tái hiện trận chiến giữa Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte với Liên minh các nước Nga, Phổ, Áo và Thụy Điển. Để tái hiện t rận chiến Liên quốc gia hay còn gọi là Trận Leipzig, kéo dài từ ngày 16-19/10/1813, các tác giả phải mất nhiều năm để hoàn thiện kịch bản

Trong tiếng sáo Fife và trống, những người tham gia mặc những bộ trang phục nhiều màu sắc, đóng vai binh sĩ các nước bắt đầu tiến về vị trí các khẩu đại bác và súng hỏa mai.

"Tôi muốn mô tả lại lịch sử cho giới trẻ. Nếu không, họ chỉ biết về nó qua những trang sách ", Peter Bach, 59 tuổi, một người tham gia, cho biết. Bach đến từ thành phố Erfurt, Đức, đóng vai tướng hai sao phục vụ Công tước xứ Saxony. Tuy nhiên, ông chưa có ý định di chuyển đội quân của mình. "Chúng tôi muốn nó diễn ra như thực tế. Vì vậy, tôi sẽ đợi lệnh từ chỉ huy", Bach nói.

Video: Tái hiện trận chiến Leipzig của Napoleon

Những người tham gia đều đam mê lịch sử và đến từ 28 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, giữa họ có sự bất đồng ngôn ngữ khiến các mệnh lệnh khó được truyền đạt.

"Gật đầu và nháy mắt ra hiệu thực sự có ích", Robert Smith, 41 tuổi, nói. Smith là người Mỹ sử dụng tiếng Anh nhưng lại được nhận lệnh hành quân bằng tiếng Ba Lan. Ông phải dịch lại mệnh lệnh cho đơn vị của mình bằng cử chỉ tay chân và gật đầu để truyền đạt vị trí cần đến.

"Có tới 6 ngôn ngữ khác nhau trong tiểu đoàn này", Mark Koens đến từ Sydney, Australia và đang trong tình trạng tương tự như Smith nói. Ông mặc bộ áo khoác màu xanh dương và quần len xám của quân Phổ.

Smith và Koens đều cho biết phần thú vị nhất của cuộc tập trận là được dành thời gian với những người khác vào đêm trước khi diễn ra trận chiến.

"Hoạt động chủ yếu là cắm trại, nấu nướng, ca hát, may vá và các công việc thường ngày", Koen cho hay. "Các quốc gia từng tham gia chiến tranh giờ đây đang ngồi lại bên nhau chia sẻ và tưởng nhớ về sự mất mát. Điều này thật tuyệt vời".

Bị suy yếu trong một chiến dịch ở Nga trước đó, Napoleon phải chịu thất bại quyết định ở Leipzig vào năm 1813 trước đội quân đồng minh các nước. Đây được coi là trận chiến khốc liệt nhất ở châu Âu trước Thế chiến I với khoảng 600.000 binh sĩ tham gia.

498531-napoleon-comes-up-short-again.jpg
Những người yêu lịch sử tái hiện trận đánh đúng 200 năm trước. Ảnh: AFP
Read more…

Chiều con sao cho hợp lý

7:42 PM |
Nhiều ông bố bà mẹ tưởng rằng, khi được chiều chuộng đứa trẻ sẽ ngoan ngoãn, dễ thương. Nhưng khi được chiều chuộng thái quá thì trẻ chẳng những biến thành những "ông vua" trong nhà mà còn trở nên khó ưa với mọi người.
Hết cách chiều con

Cuối tuần, người mẹ đưa con gái đi chơi công viên. Vừa đến nơi, cháu bé đã lao vào bạn bè giật hết đồ chơi từ bạn, nhất quyết không chịu trả lại. Người mẹ vừa nói con trả lại đồ cho bạn, cô bé đã khóc òa. Người mẹ nói với những đứa trẻ vừa bị con mình giật đồ: "Các bạn ngoan, cho bạn Bi mượn đồ chơi chút bạn Bi trả nhé!" và thanh minh với những các phụ huynh khác: "Anh chị thông cảm, cháu nó còn bé".

Chẳng những vậy, khi tham gia trò chơi, cô con gái không chịu chờ đến lượt mà đòi phải chơi ngay. Người mẹ lại tiếp tay con một cách rất khó chấp nhận: đẩy những đứa bé khác xuống để con mình chơi trước.

Chiều con sao cho hợp lý

Nhiều phụ huynh đáp ứng mọi yêu cầu vật chất của con mà con vẫn không hài lòng (Ảnh minh họa).

Đó là một trong số các tình huống về sự chiều chuộng con của phụ huynh được nêu tại buổi sinh hoạt chuyên đề "Chiều con sao cho hợp lý" diễn ra tại Trường THCS - THPT Đức Trí, Q. Phú Nhuận, TP.HCM sáng 20/10.

Ví dụ về việc phụ huynh chiều con thái quá nhiều vô kể. Nhiều ông bố bà mẹ kham hết mọi việc của con, ăn có người phục vụ tận nơi; quần áo, phòng ngủ, bàn học đều có người dọn dẹp và đáp ứng hết mọi nhu cầu lẫn mong muốn về vật chất của con. Ngay cả đến những miếng ăn ngon, thay vì dạy con cách chia sẻ với các thành viên trong gia đình thì bố mẹ có tâm lý... nhường hết phần con. Điều kiện không có nhưng có nhiều người sẵn sàng bán nhà cửa, vay nợ để con bằng bạn bằng bè.

Chỉ có điều, một thực tế nhiều phụ huynh cưng con như trứng này phải thừa nhận, đứa con dường như vẫn không vừa lòng nên người làm bố làm mẹ càng thấy bế tắc, chẳng biết phải chiều như thế nào mới được.

Chiều không đúng cách: tai hại

ThS, chuyên gia tâm lý Nguyễn Lan Hải (cố vấn chuyên môn Hội quán Các bà mẹ) cho hay hiện nay có rất nhiều hội chứng của trẻ như hội chứng "của con", hội chứng "ông trời con", trẻ "Chí Phèo"... xuất phát từ nguyên nhân được cưng chiều thái quá của bố mẹ.

Xu hướng chiều chuộng con hiện nay của phụ huynh xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nổi cộm là suy nghĩ muốn bù đắp cho con để không phải thiếu thốn như mình ngày trước. Ngoài ra, nhiều người quan niệm sai lầm rằng đáp ứng mọi đòi hỏi vật chất của con là cách thể hiện tình thương, đem lại hạnh phúc và giúp con tự tin, cân bằng.

Tuy nhiên, điều ít phụ huynh ngờ được rằng những đứa trẻ này thường ít thỏa mãn với cuộc sống và không sẵn sàng đương đầu với nghịch cảnh do thiếu tính tự lập, thiếu tin tưởng ở chính bản thân.

Chiều con sao cho hợp lý

Được gia đình chiều chuộng quá mức, trẻ trở nên khó hòa đồng khi bước ra cuộc sống tập thể (Ảnh minh họa).

Theo ThS Nguyễn Lan Hải, việc chiều con một cách vô tội vạ cực kỳ nguy hại. Trở thành những "ông vua con" trong nhà, trẻ sẽ có lối sống đòi hỏi, bỏ qua những suy nghĩ, cảm xúc của người khác mà không biết sẻ chia, nhường nhịn. Cũng vì được cưng chiều quá mức ở nhà nên với bạn bè trẻ luôn chơi trội, hiếu thắng và ăn vạ nên càng trở nên khó ưa trong mắt mọi người xung quanh.

Lớn lên, trẻ sẽ hình thành ý nghĩ nhu cầu, ước vọng và ý kiến của chúng phải là quan tâm hàng đầu của mọi người và dần trở nên ích kỷ. "Cưng chiều thái quá nghĩa là bố mẹ đã đẩy con bước vào đời với một nhân cách không toàn vẹn. Nặng thì chây ì, lười biếng, hư hỏng, thiếu tự chủ, nhẹ thì trở thành "gà công nghiệp" không biết lo cho cả bản thân mình. Và khi lớn lên, trước những thất bại chúng sẽ quay sang oán trách bố mẹ", chuyên gia này nhấn mạnh.

Một số lưu ý khi chiều con:

-Bố mẹ cần dứt khoát trước những hành vi, lời nói mà trẻ không được phép làm.

-Nên khen chê đúng mức, đúng lúc để trẻ dần định hình được các kỹ năng sống cơ bản.

-Không chiều chuộng, đáp ứng mọi nhu cầu của con, nhất là những nhu cầu vô lý, chưa cần thiết chỉ vì suy nghĩ không để con phải khổ như đời mình hoặc chỉ để cho con bằng bạn bằng bè.

-Dành thời gian để trò chuyện, chia sẻ, lắng nghe con để hiểu rõ lẫn nhau.

-Rèn cho con tính kỷ luật, độc lập, không dựa dẫm.

-Trẻ học đường nhiều nhất qua những tình huống cụ thể, những gì chúng là và những gì chúng chứng kiến vì thế đừng làm hộ, làm thay con mà hãy để trẻ trải nghiệm.

-Bố mẹ cần nỗ lực giúp trẻ hiểu biên độ sống, biết thế nào là chừng mực trong các nhu cầu. Đồng thời, chính bố mẹ phải sáng suốt phân định rõ ràng giữ việc cần, đủ, thừa trong mọi vấn đề để có cách yêu chiều con phù hợp.
Read more…

Bé sơ sinh còn dây rốn bị bỏ rơi trong thùng giấy

7:39 PM |
Tiếng khóc ngằn ngặt của em bé này đã gây sự chú ý cho người dân.
Asiaone đưa tin, một người dân địa phương tại thành phố Taman Perling, Malaysia, đã phát hiện ra bé trai sơ sinh còn dính dây rốn nằm trong một thùng giấy, với quần áo quấn quanh thân thể.

hình ảnh
Hình ảnh em bé bị bỏ trong thùng giấy.

Sau khi phát hiện, người dân giấu tên trên thông báo và đưa em bé tới sở cảnh sát nhờ hỗ trợ.

Hiện đứa trẻ đang được kiểm tra y tế tại Bệnh viện Sultanah Aminah, sức khoẻ của bé không đáng lo ngại.

"Chúng tôi tin rằng đứa trẻ vừa chào đời thì bị người thân bỏ rơi, phần đầu của bé vẫn còn dính máu", theo cảnh sát.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Read more…

QC trai

Bài Ngẫu Nhiên

POPUP