Siêu phẩm Ducati 1199 Panigale R Superleggera lộ diện

9:24 PM |
Phiên bản mạnh mẽ nhất của 1199 Panigale xuất hiện với tỷ số công suất/khối lượng lý tưởng cùng mức giá khoảng 60.000 USD.
Thiết kế của phiên bản Superleggera nhìn chung giống với Panigale R, chỉ khác một chút phần dưới bộ quây, nơi đặt ống xả.

1395805-10200570367677815-1247-8236-6977
Ducati 1199 Panigale R Superleggera.

Superleggera trong tiếng Italy có nghĩa là "superlight", xe chỉ có khối lượng ở mức 166 kg. Với khối động cơ cho công suất 200 mã lực, nếu sử dụng ống xả đua là 205 mã lực thì đây là chiếc môtô có tỷ số công suất/khối lượng lớn nhất thế giới.

Để có khối lượng siêu nhẹ chỉ 166 kg, siêu môtô sử dụng nhiều vật liệu mới. Khung xe làm từ nhôm và magiê, loại vật liệu siêu nhẹ này cũng được sử dụng cho bộ la-zăng trên 1199 Paniagale R Superleggera. Hệ thống giảm xóc sau Ohlins TTX36 chế tạo từ titan.

Bộ quây với những chi tiết bằng nhựa thay thế bởi sợi carbon, bền và nhẹ. Khung phụ phía sau cũng được cấu trúc từ carbon. Phía trong động cơ, các van, thanh kết nối, trục...cũng được làm từ titan.

Xe sẽ xuất xưởng với số lượng giới hạn 500 chiếc, bán trên toàn thế giới với mức giá dự kiến khoảng 60.000 USD tại châu Âu.
Read more…

Hyundai 'lột xác' Santa Fe 2014

9:23 PM |
Sau 2 năm có mặt trên thị trường, phiên bản Hyundai Santa Fe 2014 tiếp tục ra mắt với một số nâng cấp công nghệ và thay đổi phong cách.
Mẫu Santa Fe hiện có hai phiên bản khác nhau, phiên bản xe 7 chỗ và một phiên bản Sport nhỏ hơn với 5 chỗ. Ở Santa Fe 2014, trang thiết bị và hệ thống được tinh chỉnh nhiều nhất dành cho phiên bản 7 chỗ với phần nâng cấp công nghệ gồm đèn pha HID và đèn hậu LED, ghế trước được điều chỉnh và có bộ nhớ tích hợp.

hyundai-santa-fe-102-800x0w-1688-1382289
Hyundai Santa Fe 2014 với ngoại hình mới với 4 nan thay vì 3 nan dạng 3D như bản cũ.

Ngoài ra, tất cả những mẫu Santa Fe 2014 đều được Hyundai cung cấp hệ thống Blind Sport Detection (BSD) và hệ thống hỗ trợ đậu xe. Thiết bị nâng cấp cuối cùng cho phiên bản năm 2014 là việc bổ sung thêm cửa sổ trời toàn cảnh lớn.

Santa Fe nhận diện khác so với những phiên bản trước nhờ vào thiết kế lưới tản nhiệt mảnh và sắc hơn. Đèn sương mù mới. Nội thất sử dụng vải cho phiên bản tiêu chuẩn, cửa sổ trời lớn như một tùy chọn và màn hình trung tâm lớn hơn.

Ngoài ra, chức năng điều điều chỉnh chế độ Comfort, Normal và Sport cũng trang bị như tiêu chuẩn. Tùy vào điều kiện lái xe, người điều khiển có thể tùy chỉnh chế độ hoạt động của xe phù hợp nhất. Bộ vành hợp kim 17 inch tiêu chuẩn.

hyundai-santa-fe-13-800x0w-4089-13822899
Hệ thống cửa sổ trời toàn cảnh là option chọn thêm cho Santa Fe 2014.

Hiện giá Santa Fe 2014 hiện vẫn chưa được công bố.
Read more…

Phá sản ngành công nghiệp ô tô: Nuôi mãi không lớn

8:30 PM |
Ngành công nghiệp ô tô từng nhận được nhiều kỳ vọng. Thế nhưng đến nay, nhiều người phải nhìn nhận là ngành công nghiệp... thất bại toàn diện!
Sản xuất ô tô tại TPHCM


Sau 20 năm xây dựng, phát triển và 10 năm thực hiện theo quy hoạch, đến nay ngành công nghiệp ô tô nước nhà vẫn chưa thể tạo nên hình hài, chỉ thuần gia công lắp ráp.

Thuần... lắp ráp

Nếu lấy cột mốc "chính quy", từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 5-10-2004 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã tròm trèm 10 năm. Chưa kể, 10 năm trước đó công tác xây dựng, phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng được các bộ ngành triển khai với nhiều công sức và tiền của, nhằm quyết tâm nhanh chóng thực hiện bằng được nền công nghiệp mang thương hiệu ô tô "made in Viet Nam".

Tuy nhiên, đến nay việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới" theo tinh thần của đề án quy hoạch đã bị phá sản.

Số liệu mới nhất của Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho thấy, tính đến thời điểm hiện nay có 18 doanh nghiệp (DN) FDI và 38 DN trong nước tham gia sản xuất - lắp ráp ô tô với năng lực khoảng 460.000 xe/năm, trong đó chủng loại xe con gồm 200.000 xe/năm, xe tải 215.000 xe/năm... Nhìn tổng thể, ngành công nghiệp ô tô đã đáp ứng nhu cầu trong nước theo mục tiêu đề ra về mặt số lượng (xe sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu).

Mặt khác, bước đầu đã hình thành nên một ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Mỗi năm ngành công nghiệp ô tô đóng góp nguồn thu thuế bình quân khoảng hơn 1 tỷ USD và giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 80.000 lao động. Tuy nhiên, như nhận định của ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ Công nghiệp nặng, ngành công nghiệp ô tô chưa đạt được tiêu chí thực sự, chỉ mới ở mức độ lắp ráp với dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 3 công đoạn chính: hàn, tẩy rửa sơn và lắp ráp.

Thiếu định hình chiến lược

Tỷ lệ nội địa hóa đang ở mức thấp. Mục tiêu đề ra của quy hoạch vào năm 2005 đạt 40%, năm 2010 (60%) đối với loại xe thông dụng, đến nay mới đạt bình quân khoảng 7% - 10%. Bên cạnh đó, công nghiệp phụ trợ phục vụ công nghiệp ô tô cũng rất yếu kém. Với mục tiêu quy hoạch đặt ra, tỷ lệ sản xuất trong nước đối với động cơ và hộp số là 50% - 90% vào năm 2010, nhưng đến nay vẫn chưa làm được.

Mặc dù số lượng tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam đến nay khoảng 210 DN, nhưng chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ và chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa... Chính những yếu tố này, dẫn đến giá thành sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với các nước Asean và giá cao nhất thế giới do sản lượng thấp, hầu hết các dây chuyền lắp ráp chỉ hoạt động được 50% công suất làm đẩy chi phí.

Việc xây dựng phát triển ngành công nghiệp ô tô còn yếu kém và chưa được như kỳ vọng là do quan điểm phát triển nhanh và một số mục tiêu quan trọng như đạt tỷ lệ nội địa hóa, thị trường tiêu thụ, giá thành thấp... còn mang tính chủ quan. Chưa lường hết khó khăn về phát triển hạ tầng giao thông, tính phức tạp của thị trường ô tô trong nước. Đơn cử, theo quy hoạch đến năm 2010 tiêu thụ đạt 240.000 xe, nhưng đến nay chỉ đạt 140.000 xe.

Mặt khác, cả cơ quan quản lý và DN đều chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ, trong đó hành lang pháp lý và cơ chế chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nói chung và cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng ban hành chậm. Ngoài ra, quy hoạch có đề cập một số ưu đãi, nhưng tính thực thi của chính sách hạn chế.

Trên thực tế, thị trường ô tô nội địa đến thời điểm này vẫn quá nhỏ bé. Sản lượng sản xuất, lắp ráp trong nước không nhiều. Chính vì vậy việc đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô không hấp dẫn do khó mang lại hiệu quả. Ngay cả việc xuất khẩu phụ tùng sang các nước trong khu vực, các DN đầu tư tại Việt Nam cũng ít có lợi thế cạnh tranh vì trong nước chưa sản xuất được phần lớn các loại nguyên, vật liệu chủ yếu.

Đặc biệt, cơ chế chính sách thuế, phí không ổn định, dàn trải, chưa thực sự tạo thành công cụ hữu hiệu để kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Đơn cử, đối với ô tô du lịch hiện đang áp dụng 3 loại thuế, 5 loại phí, lệ phí đã góp phần hạn chế sức mua ô tô.
Read more…

QC trai

Bài Ngẫu Nhiên

POPUP