Hướng dẫn sử dụng bút S Pen Galaxy Note 3

10:27 PM |



Read more…

Smartphone 16GB còn bao nhiêu dung lượng cho người dùng?

11:04 PM |
Đã gần một năm kể từ khi ra mắt nhưng Samsung Galaxy S4 vẫn là smartphone để lại ít dung lượng bộ nhớ khả dụng nhất cho người dùng so với các smartphone khác.

Cụ thể, trên tổng số 16GB bộ nhớ trong của Galaxy S4, người dùng chỉ được cấp 8,56 GB khả dụng, tương đương với 54%. Thực tế, tất cả các thiết bị đều phải hy sinh một phần bộ nhớ trong để dành chỗ lưu trữ hệ điều hành nên dung lượng khả dụng cho người dùng sẽ không bao giờ đạt mức 8 GB, 16 GB hay 32 GB như thông tin từ nhà sản xuất. Thậm chí, nhiều nhà sản xuất còn cài đặt thêm các ứng dụng và tính năng của riêng mình lên máy, làm cho tình hình càng trở nên xấu hơn. Và Galaxy S4 là chiếc smartphone có nhiều ứng dụng và tính năng phần mềm gây tốn bộ nhớ nhất.

Bộ nhớ trong của Smartphone
Bộ nhớ trong của Smartphone

Ngoài chạy trên Android, Samsung còn cài thêm lên Galaxy S4 giao diện TouchWiz, bao gồm rất nhiều tính năng của riêng Samsung dù hầu hết trong số chúng đều không mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Ví dụ như công nghệ theo dõi mắt để dừng chơi video khi bạn rời mắt khỏi màn hình trên lý thuyết nghe khá hay. Tuy vậy, trong thực tế tính năng này hoạt động khá kém, làm tốn pin và dung lượng bộ nhớ.

Trong khi đó, chiếc iPhone 5c của Apple là smartphone đem tới cho người dùng nhiều không gian lưu trữ dữ liệu cá nhân nhất với khoảng 12,6/16 GB khả dụng, tương đương với 79% dung lượng lưu trữ. Nexus 5 với bản Android gốc của Google có khá ít phần mềm thừa, để lại 12,28 GB (77%) chỗ trống. iPhone 5s đứng ở vị trí thứ ba với 12,2 GB (76%) bộ nhớ còn lại sau khi cài hệ điều hành.

Bù lại, cả 3 thiết bị trên đều không có khe cắm thẻ nhớ. Với chiếc Galaxy S4, bạn có thể bỏ thêm tiền để mua thẻ nhớ microSD dung lượng tối đa 64 GB. Ngoài ra, Samsung cũng cho phép bạn cài thẳng ứng dụng lên thẻ nhớ. Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa thực sự được giải quyết: những ứng dụng mà Samsung cài sẵn (ví dụ như Facebook) khi được cập nhật bởi Play Store sau đó sẽ vẫn bắt buộc nằm trên bộ nhớ trong, khiến dung lượng khả dụng ngày càng ít đi. Đến một ngưỡng nào đó, các ứng dụng này sẽ không thể được cập nhật vì không đủ bộ nhớ trống. Khi đó, kể cả thẻ nhớ microSD cũng không giúp ích được gì. Đây là điều mà người tiêu dùng cần lưu ý trước khi mua máy.

Tóm lại, dù biết được dung lượng bộ nhớ trong mà nhà sản xuất quảng cáo và kiểm tra cấu hình xem liệu máy có khe cắm thẻ nhớ hay không thì bạn vẫn cần biết dung lượng bộ nhớ trong thực sự khả dụng. Không may là thông tin này thường ít được nhà sản xuất công bố, vì vậy bạn sẽ phải dựa vào những người đã mua máy trước đó hoặc từ những thông tin như bài viết này đưa ra.

Theo VnReview
Read more…

Những điểm mới trong bản cập nhật Nokia Black

1:40 AM |

Đây là bản update mới nhất của Nokia dành cho dòng điện thoại Lumia. Được xây dựng dựa trên Windows Phone 8 Update 3, Black mang lại nhiều tính năng mới như màn hình Glance chứa nhiều thông tin hơn, bổ sung chế độ Night Mode nhằm hiển thị Glance với các màu sắc khác nhau, cho phép dùng ứng dụng Nokia Story Teller, app chia sẻ màn hình Nokia Beamer. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của phần mềm chụp ảnh Nokia Camera. Hiện Black chỉ mới có mặt trên Lumia 1520 và trong năm sau nó sẽ dần được cung cấp đến tất cả các thiết bị chạy Windows Phone 8 của Nokia. Trong bài này mình sẽ giới thiệu với các bạn những điểm mới của Black cũng như những thứ thú vị có mặt trong Windows Phone 8 Update 3.

Video

Màn hình Glance hiển thị nhiều thông tin hơn

Ngoài đồng hồ và dung lượng pin như trước thì giờ đây chúng ta có thể xem thông báo về tin nhắn, cuộc gọi nhỡ, Facebook, email... ngay trên màn hình Glance. Nói đúng ra thì Glance trên Black đã trở thành một cái màn hình khóa thứ hai, có điều tiết kiệm năng lượng hơn (nhờ độ sáng hiển thị thấp) và bạn có thể theo dõi nó thường xuyên hơn. Trong thời gian tới, Nokia sẽ cập nhật Glance để chúng ta có thể thoải mái chọn hình nền theo sở thích và có thêm khả năng hiển thị số bước chân đã đi, còn hiện tại tính năng này chỉ mới ở giai đoạn beta mà thôi.


Chỉnh màu cho nội dung trên màn hình Glance

Trước đây, các biểu tượng và đồng hồ hiển thị trên Glance chỉ có hai màu trắng (chế độ bình thường) hoặc đỏ (chế độ ban đêm). Lên đến Black, Nokia cho phép chúng ta chọn thêm hai màu nữa là xanh dương và xanh lá cây cho Night Mode. Chế độ này cũng sẽ được kích hoạt vào khoảng thời gian nào đó do chúng ta thiết lập, ví dụ như từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng, giống bản Nokia Amber hiện đang có trên các máy Lumia.


Nokia Camera

Đây là phần mềm riêng lẻ và đã có mặt trên Lumia 1520, 1020, 925, 920, còn những máy khác thì phải đợi bản update Black mới cài được. Về cơ bản thì nó là sự kết hợp giữa app chụp ảnh chuyên nghiệp Pro Camera với app chụp ảnh vui vẻ Smart Camera. Điều này có nghĩa là Nokia Camera vừa có khả năng chỉnh tay mạnh mẽ như Pro, vừa có khả năng chụp nhiều tấm ảnh liên tục rồi ghép lại để chọn ra những kiểu ảnh đẹp một cách thông minh như Smart. Giao diện của app chỉ thay đổi nhẹ so với Nokia Pro Camera, phần lưới điều chỉnh thông số thì sẽ tự ẩn đi khi chúng ta bắt đầu chụp nên bạn có thể dễ dàng canh khung hình hơn.


Một điểm tuyệt vời với Nokia Camera và bản update Black đó là nó sẽ hỗ trợ chụp ảnh RAW định dạng DNG cho Lumia 1020 (còn Lumia 1520 thì đã có sẵn rồi). Ảnh RAW lưu giữ lại nhiều thông tin hơn ảnh JPEG, do đó nặng hơn nhưng rất đáng giá khi cần biên tập lại bởi bạn có thể chỉnh cân bằng trắng rất tốt, chưa kể đến việc một số chi tiết ở vùng quá sáng hoặc quá tối sẽ biến mất khi chụp JPEG nhưng vẫn được bảo toàn ở ảnh RAW.

Điều mình còn chưa rõ đó là không biết những máy tầm thấp như Lumia 520, 620, 625, 720, 820 có thể chỉnh tay được như các máy cao cấp còn lại hay không. Chúng ta sẽ biết điều đó vào năm sau.

Nokia Story Teller

Ứng dụng này cho phép chúng ta xem lại các hình ảnh đã chụp của mình theo dạng những "câu chuyện" dựa trên địa điểm hoặc thời gian, do đó bạn có thể biết được hành trình của mình có những gì thú vị, tấm ảnh đó được chụp ở đâu và gợi nhớ lại những khoảnh khắc theo một cách vui vẻ và thú vị hơn so với việc duyệt theo album truyền thống. Hiện Story Teller cũng chỉ mới ở giai đoạn beta nên vẫn còn một số lỗi lặt vặt trong quá trình sử dụng. Mình đã có một bài chi tiết hơn về Story Teller, mời các bạn cùng xem qua.

Nokia Beamer

Phần mềm này rất thú vị bởi nó cho phép chúng ta truyền tải bất kì thứ gì đang được hiển thị trên chiếc Lumia lên trình duyệt nằm ở một máy khác. Ví dụ, bạn có thể dùng Beamer để chiếu cả màn hình của Lumia lên trình duyệt trên máy tính, tablet, thậm chí là Smart TV. Việc “beam” hình ảnh sẽ được thực hiện thông qua kết nối Internet.


Quá trình kết nối rất đơn giản: từ trình duyệt trên PC/tablet/Smart TV, bạn truy cập vào địa chỉ http://beam.nokia.com, một mã QR sẽ xuất hiện. Cầm máy Lumia của bạn lên, chạy app Nokia Beamer và quét mã QR này là xong. Chúng ta có thể ra lệnh cho máy Lumia cập nhật hình ảnh đang được Beam bằng cách lắc thiết bị hoặc cho cập nhật tự động tùy ý muốn. Tốc độ beam hình ảnh mình thấy là chưa ngon lắm, độ trễ vào khoảng 2-3 giây tùy kết nối mạng của bạn.

Tùy biến âm tin nhắn

Trước đây chúng ta đã có thể tùy biến âm cuộc gọi cho từng người trong danh bạ theo ý thích, và trong bản Update 3 thì Microsoft bổ sung thêm khả năng tùy biến âm tin nhắn SMS, tin chat, email, hộp thư thoại. Giờ đây khi mẹ nhắn tin thì bạn sẽ có tiếng chuông khác, khi bạn gái nhắn tin thì sẽ có tiếng khác. Việc tinh chỉnh chuông tin nhắn có thể thực hiện dễ dàng bằng cách vào “Mọi người > chọn số liên lạc mong muốn > chỉnh sửa (nút có hình cây bút ở cạnh dưới màn hình) > âm báo tin nhắn”.

Khóa xoay màn hình

Nút khóa xoay giờ đây đã có mặt trên Windows Phone sau ba năm hệ điều hành này ra mắt. Nút này nằm ở mục “Cài đặt > xoay màn hình”. Thật sự mà nói thì việc Microsoft đưa tính năng này vào Windows Phone 8 Update 3 là đáng ghi nhận, tuy nhiên việc tắt bật nó chưa thật sự linh hoạt bởi người dùng phải mất khá nhiều bước để khóa xoay. Trong thời gian tới có lẽ có bên thứ ba nào đó cho phép chúng ta pin nút khóa này ra màn hình chủ để thao tác được nhanh hơn.

Từ chối tin nhắn, cuộc gọi khi đang lái xe

Driving mode là một tính năng hoàn toàn mới trên Windows Phone 8 Update 3 và bạn có thể tìm thấy nó ở “Cài đặt > chế độ lái xe”. Chế độ này giúp chúng ta từ chối lịch sự cuộc gọi hoặc tin nhắn khi đang lái xe, từ đó hạn chế tối đa sự phân tâm. Và khi bạn từ chối như thế, bạn có thể thiết lập một tin nhắn gửi đến người gọi điện cho bạn để thông báo cho họ biết là bạn không phải không muốn nghe điện mà bạn chỉ đang lái xe, bạn sẽ liên hệ với họ sau. Driving Mode có thể được kích hoạt khi chiếc Windows Phone của bạn kết nối với một thiết bị Bluetooth nào đó, ví dụ như tai nghe chẳng hạn.

Đóng ứng dụng ngay trong giao diện đa nhiệm

Thêm một tính năng nhỏ, hữu ích và được mong chờ trên Windows Phone 8 Update 3. Khi bạn nhấn giữ nút Back, giao diện chạy đa nhiệm sẽ xuất hiện và chúng ta có thêm nút x nhỏ để đóng một ứng dụng nào đó. Chúng ta sẽ không phải nhấn liên tục nút back để đóng app như từ trước đến nay vẫn làm. Nó giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tất nhiên là trực quan hơn rất nhiều, những người dùng mới tiếp cận với Windows Phone sẽ không còn thắc mắc với câu hỏi làm thế nào để ngừng một phần mềm đang chạy trên máy.


Một số điểm mới khác bạn sẽ tìm thấy trong Black và Windows Phone 8 Update 3
  • Hỗ trợ màn hình 6" với 6 cột Live Tile.
  • Hỗ trợ vi xử lí bốn nhân.
  • Chế độ Mobile Accessbility mới để hỗ trợ cho những người có vấn đề thị lực. Nó không chỉ có một màn hình Start mới, mà ngay cả các ứng dụng trong chế độ này cũng được phóng to ra cho dễ dàng hơn. Xem thêm ở bài viết về Windows Phone 8 Update 3.
  • "Black"còn là tên của một thuật toán xử lí hình ảnh mới. Nokia chưa nói rõ chi tiết gì về điều này, chúng ta chỉ biết rằng nó đang được áp dụng trên Lumia 1520 và sắp tới là 1020.

Theo Tinhte.vn
Read more…

Tìm hiểu về băng tần điện thoại

4:43 AM |
Trước hết là nói về 4 băng tần được hệ thống GSM sử dụng trên thế giới:
  1. 850 MHZ: mạng GSM850 thường sử dụng ở Bắc Mỹ.
  2. 900 MHZ: mạng GSM900 thường sử dụng ở Châu Âu và Châu Á.
  3. 1800 MHZ: mạng DCS1800 thường sử dụng ở Châu Âu và Châu Á.
  4. 1900 MHZ: mạng PCS1900 thường sử dụng ở Bắc Mỹ.
Tại Việt Nam các mạng di động phát sóng song song trên 2 băng tần 900/1800.Vì vậy những điện thoại nào có 2 băng tần này đều sử dụng được ở Việt Nam ( đối với máy xách tay từ nước ngoài về không bị khóa mạng của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ).


Các máy điện thoại được bán chính thức vào Việt Nam đều là máy " mở " tức là không bị nhà cung cấp dịch vụ nào khóa mạng. Bạn có thể tùy ý chọn nhà cung cấp cho mình ( Viettel - Vinaphone - Mobifone - HT Mobile ).

Nếu máy của bạn có 3 băng tần ( 900/1800/1900) thì bạn có thể sử dụng tại nhiều nơi trên thế giới và cả Bắc Mỹ ( 850/1900 ) nhưng không phải tất cả bởi vì không phải nơi nào họ cũng phát sóng song song 2 băng tần như tại Việt Nam.

Vì vậy để chắc chắn bạn hãy chọn mua những điện thoại hỗ trợ cả 4 băng tần ( 850/900/1800/1900 ). Hiện nay tại Việt Nam thì SAMSUNG< NOKIA< MOTO<SONY<BENQ<LG... có khá nhiều máy 4 băng tần, bạn có thể tìm hiểu thông số kỹ thuật và tham khảo tại nơi bạn mua.

Máy mua tại Việt Nam không bị khóa mạng nên sang bên đó bạn chỉ cần mua sim của nước sở tại là bạn có thể sử dụng được.
Read more…

Hướng dẫn khôi phục cài đặt gốc trên iPhone và iPad cho người dùng mới

11:53 PM |
Có rất nhiều người dùng mới của iPhone và iPad muốn biết cách khôi phục cài đặt gốc cho thiết bị iOS - cũng giống như trong Android. Trên thực tế, hệ iOS cho phép bạn khôi phục lại các cài đặt gốc với rất nhiều lựa chọn trong bài hướng dẫn dành cho những người dùng mới này.


Để khôi phục cài đặt gốc cho thiết bị (dù là khôi phục lại một phần hay khôi phục toàn bộ các cài đặt về thiết lập mặc định) thì trước hết bạn đều phải vào phần General Settings (Các cài đặt chung): Settings → General → Reset.


Bạn sẽ thấy các tùy chọn sau:
Reset All Settings (Khôi phục tất cả các cài đặt)
Erase All Content & Settings (Xoá tất cả các nội dung và cài đặt)
Reset Network Settings (Khôi phục các cài đặt mạng)
Reset Keyboard Dictionary (Khôi phục lại từ điển bàn phím)
Reset Home Screen Layout (Khôi phục lại bố cục màn hình chủ)
Reset Location & Privacy (Khôi phục lại định vị và bảo mật).


1. Reset All Settings (Khôi phục tất cả các cài đặt )

Đây là tùy chọn thiết lập lại mà bạn cần dùng đến khi muốn khôi phục cài đặt gốc nhưng không muốn mất dữ liệu. Tùy chọn này sẽ không xóa bất cứ dữ liệu nào nhưng sẽ xóa sạch tất cả những thay đổi trong các thiết lập, các mật khẩu Wi-fi được lưu hay các cấu hình mạng cài thủ công...

2. Erase All Content & Settings (Xoá tất cả các nội dung và cài đặt )

Nếu bạn muốn cài đặt lại toàn bộ thì xoá tất cả các nội dung và cài đặt chính là lựa chọn bạn cần dùng đến. Chỉ cần một thao tác chạm đơn giản, tất cả các ứng dụng, dữ liệu ứng dụng, hình ảnh và tất cả mọi thứ sẽ được xóa sạch. Tất nhiên, bạn có thể khôi phục chúng trở lại với một bản sao lưu hoặc từ iCloud. Tùy chọn này sẽ khiến cho thiết bị iDevice của bạn trở thành một thiết bị “mới tinh". Đây cũng chính là tùy chọn bạn nên sử dụng trước khi bán thiết bị iDevice của mình.

3. Reset Network Settings ( Khôi phục các cài đặt mạng )

Đúng như gợi ý từ tên tùy chọn, lựa chọn này sẽ chỉ khôi phục lại các cài đặt mạng. Về thực chất, việc khôi phục lại các cài đặt mạng cũng sẽ xóa sạch bộ nhớ cache và những dữ liệu mạng còn sót lại. Khi mạng Wi-fi của bạn không hoạt động như mong muốn thì sử dụng tùy chọn này là giải pháp tốt nhất.

4. Reset Keyboard Dictionary ( Khôi phục lại từ điển bàn phím )

Như bạn đã biết, từ điển iOS sẽ học những từ mà bạn gõ ra. Tất nhiên, từ điển này luôn chắp vá và cố sửa những gì bạn nhập (bạn có thể tắt tính năng này). Khi bạn tắt tùy chọn này, từ điển sẽ nhanh chóng tự làm đầy với những từ bạn gõ và đưa ra các gợi ý. Bạn có thể xóa danh sách này với tùy chọn khôi phục lại từ điển bàn phím.

5. Reset Home Screen Layout ( Khôi phục lại bố cục màn hình chủ )

Bạn đang phải cố tìm ra vị trí của một ứng dụng (giữa rất nhiều các ứng dụng mà bạn có)? Vậy thì bạn nên khôi phục lại bố cục màn hình chủ cho thiết bị iOS của mình để có thể tìm đến các ứng dụng nhanh hơn. Ngoài ra, tùy chọn này cũng có chức năng khôi phục các biểu tượng trên thanh dock về biểu tượng mặc định.

6. Reset Location & Privacy ( Khôi phục lại định vị và bảo mật )

Trong trường hợp bạn đã thay đổi cài đặt bảo mật trước đó, hoặc đã hiệu chỉnh các giá trị của dịch vụ định vị thì bạn có thể khôi phục lại cài đặt gốc bằng tùy chọn này. Tùy chọn khôi phục này sẽ rất có ích việc hiệu chỉnh lại thời tiết, thông tin giao thông và tất nhiên - những thay đổi quyền riêng tư cũng sẽ được khôi phục về cài đặt gốc .

Read more…

Tìm hiểu về các loại màn hình smartphone

8:02 AM |
Nhiều người đi mua điện thoại thông minh (smartphone) hiện nay bối rối với vô số khái niệm công nghệ khó hiểu, nhất là các thuật ngữ liên quan đến màn hình.

Màn hình là một trong những yếu tố quan trọng nhất của smartphone hiện nay. Tượng tự như bộ vi xử lý, công nghệ màn hình trên smartphone đang phát triển rất nhanh, mang lại chất lượng hình ảnh ngày càng sắc nét hơn và tiêu hao điện năng ít hơn. Tuy nhiên, quá nhiều công nghệ màn hình được sử dụng trên các smartphone cũng khiến cho người tiêu dùng dễ nhầm lẫn, khó nhận ra những khác biệt. Bài viết này sẽ giải thích các khái niệm cơ bản về các loại màn hình cũng như những hiểu lầm hay gặp liên quan đến màn hình trên smartphone.

Các công nghệ màn hình trên smartphone

Các màn hình smartphone, giống như laptop và máy tính bảng, hiện nay đều dựa trên các công nghệ màn hình tinh thể lỏng LCD (Liquid Crystal Display). LCD có tần số quét (còn gọi là tốc độ làm tươi – refresh rate) nhanh, nên nó trở thành lựa chọn tuyệt vời cho các công nghệ di động đòi hỏi màn hình sáng trong khi tiêu hao năng lượng thấp.

Màn hình TFT-LCD:

Đây là màn hình smartphone cổ nhất hiện nay. Công nghệ TFT (Thin Film Transistor – bóng bán dẫn dạng phim mỏng) bắt đầu được đưa vào smartphone vào năm 2005, có khả năng tái tạo màu tốt hơn và độ phân giải hình ảnh cao hơn so với các màn hình LCD thế hệ trước đó. Do chi phí sản xuất màn hình TFT đã giảm đáng kể từ sau 2005, công nghệ màn hình này đã xuất hiện phổ biến trên điện thoại cơ bản và smartphone giá thấp.

Tuy nhiên, yếu điểm của màn hình TFT-LCD là góc nhìn không rộng. Điều này nghĩa là bạn phải nhìn thẳng vào màn hình mới thấy được hình ảnh rõ nét. Bên cạnh đó, tiêu hao pin của màn hình TFT-LCD khá cao khi so sánh với những công nghệ màn hình mới gần đây.

Màn hình AMOLED
:

AMOLED là viết tắt của cụm từ "Active Matrix Organic Light Emitting Diode", tạm dịch là "đi-ốt phát sáng hữu cơ ma trận động". Công nghệ này là một trong những công nghệ màn hình mới có nhiều ưu thế và được đánh giá sẽ thay thế màn hình TFT. Màn hình AMOLED hiển thị rực rỡ hơn màn hình TFT và tiêu thụ điện thấp hơn.

So với TFT, màn hình AMOLED có khả năng tái tạo màu rõ nét và sống động hơn, độ nét cao hơn, màu đen đậm hơn (độ tương phản cao hơn) và góc nhìn rộng hơn. Ngoài ra, AMOLED cũng nhẹ hơn so với màn hình TFT, giúp giảm trọng lượng của điện thoại. Nhưng màn hình này cũng có yếu điểm là hiển thị hình ảnh khá kém dưới ánh sáng mặt trời. Màn hình AMOLED hiện xuất hiện các smartphone cao cấp của Samsung, HTC và Nokia.

Màn hình Super AMOLED:

Đây là phiên bản khác của màn hình AMOLED do Samsung phát triển. Bằng cách kết hợp màn cảm ứng (touch panel) và lớp kính trên cùng, Samsung đã tạo ra màn hình có màu sắc nổi bật hơn so với các màn hình AMOLED thông thường và có khả năng hiển thị rõ hơn dưới ánh sáng mặt trời. Công nghệ màn hình này đã được đưa vào các smartphone cao cấp của Samsung như Galaxy S.

Màn hình Super LCD (S-LCD):

Đây là một công nghệ màn hình nổi trội hiện nay và là một biến thể của công nghệ màn hình LCD truyền thống. Super LCD có độ tượng phản tốt hơn, màu sắc sinh động hơn và hiển thị dưới ánh sáng mặt trời dễ nhìn hơn so với màn hình AMOLED. Tuy nhiên, màn hình này - hiện được dùng trong điện thoại Desire của HTC - hao pin hơn so với màn hình AMOLED và có độ sáng thấp hơn.

Màn hình IPS-LCD
:

Điện thoại nổi tiếng nhất sử dụng công nghệ màn hình này là iPhone 4 của Apple. Nhưng Apple gọi màn hình iPhone 4 của họ với tên riêng là màn hình Retina (Retina Display) làm nhiều người hiểu lầm rằng Retina là loại màn hình khác. IPS là viết tắt của cụm từ "in-Plane switching". Màn hình IPS có độ phân giải màn hình tự nhiên cao (640x960 pixel) nên có thể hiển thị hình ảnh rực rỡ và sống động.

Bên cạnh đó, thế mạnh nổi trội khác của màn hình này là có thể nhìn rõ nét ở mọi góc nhìn và tiêu hao điện tiết kiệm hơn các loại màn hình khác. Tuy nhiên, hạn chế của nó là chi phí sản xuất đắt nên ít công ty sử dụng.

Những khái niệm hay bị hiểu sai

Khi bạn đi mua smartphone, bạn sẽ thấy một loạt thuật ngữ liên quan đến màn hình có thể khiến bạn nhầm tưởng đó là một loại màn hình. Thực chất, có một vài thuật ngữ chỉ là tên gọi của phụ kiện (ví dụ như kính Gorilla Glass) hoặc độ phân giải màn hình chứ không phải là loại công nghệ màn hình.

Gorilla Glass:

Đây là tấm kính phủ lên màn hình dùng để chống xước và gia tăng sự bảo vệ cho màn hình của smartphone. Công nghệ này là sản phẩm của hãng Corning không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào về chất lượng màn hình mà chỉ giúp bảo vệ màn hình khỏi các tác động từ bên ngoài. Hầu hết các smartphone cao cấp hiện nay đều sử dụng Gorilla Glass.

Màn hình Retina:

iPhone 4 của Apple đã làm khái niệm màn hình Retina (Retina Display) trở nên phổ biến. Nhưng như trên đã đề cập, Retina Display chỉ là cách gọi riêng của Apple. Thực chất, màn hình của iPhone 4 là loại màn hình IPS-LCD có độ phân giải 640 x 960 pixel.

Màn hình qHD:

Đây không phải là loại màn hình. Chữ "q" trong "qHD" là viết tắt của từ "quarter" trong tiếng Anh có nghĩa 1/4. qHD có nghĩa là 1/4 của độ phân giải HD hoàn chỉnh (full-HD). Độ phân giải HD hoàn chỉnh là 1920x1080 pixel, như vậy qHD sẽ có độ phân giải là 960x540 pixel.


Ngoài ra, có một số biến thể của khái niệm độ phân giải VGA (640x480 pixel) và HD có thể nhiều người còn bỡ ngỡ: QVGA - "q" là viết tắt của từ "quarter" trong tiếng Anh có nghĩa 1/4, tức là 1/4 độ phân giải của VGA (240x320 pixel); HVGA – "h" là viết tắt của "half", nghĩa là một nửa độ phân giải VGA (320x480 pixel); WVGA – "W" viết tắt của "Wide", nghĩa là độ phân giải màn hình chiều cao vẫn là 480 pixel nhưng chiều ngang lớn hơn (800x480 pixel); FWVGA, FW là "full wide", chỉ màn hình độ phân giải 480x854 pixel; nHD – nghĩa là 1/9 (one-ninth) độ phân giải HD hoàn chỉnh (360x640 pixel).


Sự khác biệt giữa QVGA và VGA


OLED

Được gọi là LEP (Light Emitting Polymer) hoặc OEL (Organic Electro-Luminescence), sử dụng hợp chất hữu cơ để sản sinh ánh sáng khi tương tác với dòng điện. Hợp chất này được in theo hàng ngang và dọc lên một lớp polymer, hình thành ma trận pixel với những màu sắc khác nhau.

OLED tự tỏa sáng nên không cần đèn nền như LCD, giúp tiết kiệm tới 40% điện năng, mỏng và có độ phân giải màu cao hơn. OLED có thể được "in" trên bất cứ chất nền phù hợp nào bằng công nghệ in ấn màn hình, nhờ đó đòi hỏi chi phí thấp hơn và có thể được dùng để sản xuất màn hình uốn dẻo hoặc tích hợp trong quần áo.

OLED còn có góc nhìn rộng và thời gian phản ứng nhanh (0,01 phần triệu giây so với 8-12 phần triệu giây của LCD). Điểm yếu của OLED là chất hữu cơ sẽ bị thoái hóa trong quá trình sử dụng nên tuổi thọ sản phẩm không dài, chỉ khoảng 14.000 giờ trong khi thời gian tồn tại của LCD, LED và PDP có khả năng lên đến 60.000 giờ.

AMOLED (Active Matrix Organic Light-Emitting Diode - Điốt phát quang hữu cơ ma trận động)

Có thể hiểu, công nghệ AMOLED sử dụng các pixel OLED gắn trên một tấm film bán dẫn mỏng (TFT) nhằm tạo nên một ma trận pixel, cho phép hiển thị tín hiệu dưới tác động của dòng electron với công dụng tạo nên một loạt các công tắc kiểm soát các pixel. Hình ảnh có độ tương phản cao, gia tăng độ chi tiết & độ sâu của hình ảnh, thời gian đáp ứng nhanh, góc nhìn rộng. Ít chịu ảnh hưởng từ môi trường ngoài, vẫn hiển thị hình ảnh tốt dưới ánh sáng trực tiếp. Chịu tác dụng lực cơ học tốt hơn các loại công nghệ màn hình khác, tạo nên độ bền cao, tiết kiệm điện năng tiêu thụ từ 50% đến 70%.

Super AMOLED

Đây là một công nghệ được phát triển từ AMOLED. Super AMOLED và AMOLED cùng một công nghệ hiển thị, nó chỉ khác nhau về công nghệ cảm ứng. Cụ thể là trong khi màn hình cảm ứng AMOLED được tạo thành bởi một lớp kính cảm ứng bên ngoài lớp hiển thị thì Super AMOLED đã loại bỏ đi được một trong 2 thành phần đó, tức là nó tích hợp sẵn các phần tử cảm ứng ngay trên màn hình hiển thị. Chỉ một thay đổi nhỏ nhưng Super AMOLED đã trở thành công nghệ hiển thị trên di động được đánh giá tốt nhất hiện nay.

Đọc đoạn trên thì có thể thấy:

- AMOLED tiết kiện pin hơn, độ tương phản tốt hơn, màu đen tuyệt đối.
- AMOLED có tuổi thọ kém hơn nhiều so với các loại khác

AMOLED tốt hơn vậy sao người ta vẫn chê? vấn đề ở cách bố trí điểm ảnh, và trên AMOLED người ta vẫn gọi là PenTile. Cách thức sắp xếp giúp cho tiết kiệm pin nhưng màu sắc lại bị lệch khá nhiều, thông thường bị ám xanh hoặc đỏ. Nhìn vào hình dưới đây bạn có thể hiểu rõ vấn đề này.


Thông thường, mỗi điểm ảnh trên màn hình có thể hiển thị được 3 màu là đỏ, xanh lá và xanh dương (Red, Green, Blue – RGB) rồi từ đó phối hợp với nhau tạo nên các màu sắc khác nhau. Nhưng cấu trúc PinTile lại khác, một điểm ảnh chỉ có thể hiển thị một màu xanh lá và 1 trong 2 màu đỏ hoặc xanh dương. Không chỉ có vậy, hình ảnh trên PenTile chỉ là 16 bit màu trong khi các máy khác thường là 18 hoặc 24 bit màu! Công nghệ PenTile là do Nouvoyance phát minh, hiện đang là 1 công ty con của Samsung.

Công nghệ PenTile sử dụng hàng loạt bộ lọc và phương pháp định vị lại từng màu trên pixel để giả lập tiêu chuẩn màu RGB. Cũng chính vì vậy mà nếu bạn bỏ tất cả các bộ lọc này đi, độ phân giải của 480x800 của PenTile sẽ trở về đúng với bản chất của nó: 392x653. Để tính đúng độ phân giải thật, bạn dùng công thức sau:
(480*800/2*2/3 + 480*800*1/3) / (480*800) = 82%. Sau đó lấy 82% này nhân với lần lượt 480 và 800 thì sẽ ra 392 và 653.

Sưu tầm
Read more…

Kiến thức cơ bản để chọn mua ổ SSD

9:46 PM |
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng sắm một chiếc máy tính cá nhân có cấu hình rất cao, ví dụ như CPU 4 nhân, card đồ họa DirectX 11, Ram 16GB và ổ cứng vài Terabyte. Tuy nhiên, với cấu hình như vậy nhưng máy vẫn khởi động chậm và chạy các chương trình rất ì ạch, thì nguyên nhân đa phần đều xuất phát từ ổ cứng HDD. Vì vậy, chọn SSD sẽ là một trong những nâng cấp đáng giá nhất cho máy tính của bạn, bài viết sau đây sẽ giải thích cho chúng ta SSD là gì, vai trò của nó và vài kiến thức cơ bản để có thể chọn một ổ SSD phù hợp.


Ổ cứng SSD


Vậy SSD là gì?

SSD là viết tắt của từ Solid-State Drive - ổ cứng thể rắn, còn HDD là viết tắt của Hard Disk Drive, tức ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ. Với HDD, dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa (gọi là platter), ví dụ trong ổ đó bạn có 1000 bài nhạc MP3, khi muốn mở một bài nhạc nào đó, đầu từ của ổ sẽ quét lên các phiến đĩa để tìm file MP3 đó, việc này mất một khoảng thời gian (gọi là seek time), tương tự như bạn tìm 1 cái áo trong tủ đồ của mình, nhưng vì seek time này vô cùng nhỏ, chỉ vài mili giây, nên hầu như chúng ta không nhận thấy sự chậm trễ này. Tuy nhiên, vì cơ chế đó mà với HDD có chứa nhiều dữ liệu, chúng sẽ bị phân mảnh, dẫn tới việc tốc độ truy xuất bị giảm sút (giống như ta mất thời gian tìm 1 cuốn sách trong thư viện), và cũng vì giới hạn trong công nghệ sản xuất mà HDD ngày nay chỉ tăng về dung lượng là chủ yếu chứ tiến rất chậm về tốc độ.

Ổ SSD cho PC thông thường có kích thước 2,5 inch, sử dụng giao tiếp Sata (ở bài này chúng ta không nói đến SSD dùng PCI Express), nhưng nó vẫn tương thích với các máy tính để bàn dùng ổ cứng 3,5 inch, bạn chỉ cần dùng một cái khay chuyển đổi là xong, thường thì nó được bán kèm theo chiếc SSD đó luôn, nếu không thì ta cũng có thể tìm mua ở các cửa hàng chuyên bán linh, phụ kiện vi tính.

Với SSD thì cao cấp hơn, chúng không sử dụng phiến đĩa cũng như đầu từ, mà dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các chip flash, nên dù có bị phân mảnh dữ liệu giống trên HDD thì điều này cũng không ảnh hưởng tới tốc độ truy xuất dữ liệu, do đó khi cần tìm dữ liệu, việc truy xuất diễn ra gần như tức khắc mà không có độ trễ. Thêm nữa, vì sử dụng chip flash nên dữ liệu trên SSD được lưu trữ an toàn hơn các loại HDD và tốc độ cũng nhanh hơn nhiều lần, tóm lại, SSD có thể tăng tốc độ cho các tác vụ của máy tính như sau:

- Giảm thời gian khởi động hệ điều hành.
- Khởi chạy phần mềm nhanh hơn.
- Tốc độ lưu file và truy xuất dữ liệu cực nhanh.
- Chống sốc tuyệt đối, không có tiếng ồn, mát hơn.
- Tóm lại, Hiệu năng tổng thể của máy cũng tăng theo.

Giá bán của SSD đang có xu hướng giảm mạnh, hiện tại đang ở mức khoảng 1 đô la Mỹ/GB, tuy vẫn còn cao hơn HDD thông thường nhiều lần, nhưng đây cũng là mức giá có thể chấp nhận được đối với không ít người dùng hiện nay. Chọn mua SSD không khó, những có nhiều điều làm chúng ta phân tâm, ví dụ như tốc độ, thương hiệu... vậy thì đâu là những tiêu chí cần quan tâm khi chọn mua 1 ổ SSD? Chúng ta sẽ cùng làm rõ ngay sau đây.

1. Tốc độ truy xuất tối đa

Với giao tiếp Sata 3 hiện nay (băng thông 6Gpbs), những ổ SSD có thể đạt tốc độ đọc và ghi rất nhanh, lên đến hơn 500MB/giây, còn những SSD sử dụng chuẩn Sata 2 thì có tốc độ thấp hơn nhiều, trong khoảng 200 - 275MB/giây, những thông số này đều được nhà sản xuất công bố và ghi rõ bên bao bì của sản phẩm mà khi mua chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy.


2. Loại chip nhớ, MLC hay SLC

Các SSD hiện nay sử dụng 2 loại chip nhớ, là MLC (multi level cell) và SLC (single level cell), điểm khác biệt giữa chúng là MLC có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn trên mỗi cell, và cũng dễ sản xuất hơn, do đó giá thành của SSD sử dụng chip dạng MLC sẽ có giá bán rẻ hơn loại SLC. Các hãng sản xuất SSD chuyên sử dụng MLC có thể kể đến như Corsair, Crucial, Kingmax, Adata... Tuy nhiên vì lưu trữ nhiều dữ liệu trên một cell hơn nên chip MLC cũng có tỉ lệ lỗi cao hơn loại SLC, nhưng nó vẫn rất ít gặp chứ không xảy ra tình trạng mất dữ liệu phổ biến như trên HDD.

3. Giao tiếp hỗ trợ

Hiện nay chúng ta đã có giao tiếp Sata III với băng thông lên đến 6Gbps, các SSD sử dụng chuẩn này có thể đạt tốc độ đọc, ghi lên đến hơn 550MB/giây. Và để tận dụng được băng thông này, bạn nên kiểm tra xem máy tính của mình có hỗ trợ Sata 3 hay chỉ là Sata I (1,5Gbps) hoặc Sata II (3Gbps) hay không, dĩ nhiên SSD Sata 3 cũng tương thích ngược với Sata I và II, tuy nhiên tốc độ cũng bị giảm xuống tương ứng.

4. Chức năng sửa lỗi ECC

ECC (Error Correcting Code) là một chức năng giúp SSD có thể tự phát hiện và sửa các lỗi dữ liệu phát sinh trong quá trình sử dụng, giúp hạn chế tình trạng dữ liệu của chúng ta không may bị mất mát hoặc hư hỏng. Tuy nhiên ECC chỉ được trang bị trên những SSD cao cấp và do đó giá thành của chúng cũng đắt hơn SSD thông thường rất nhiều, tương tự thông số MLC/SLC và chuẩn Sata, ECC cũng được nhà sản xuất công bố và ghi rõ trên bao bì (cũng như trang web) của sản phẩm cho người sử dụng được biết.

5. Lựa chọn thương hiệu phù hợp

Hiện nay có rất nhiều hãng tham gia sản xuất ổ SSD, tuy nhiên lại vắng bóng những tên tuổi cực kì nổi tiếng trong mảng HDD là Western Digital, Seagate hoặc Hitachi, nhưng không vì thế mà thị trường SSD kém sôi động hơn. Khi chọn mua một sản phẩm nào đó, thông thường ngoài giá cả thì chúng ta cũng hay bị chi phối bởi một yếu tố khác nữa, đó chính là thương hiệu, nếu ta thích thương hiệu này hoặc nó được bạn bè "khuyên dùng" thì dĩ nhiên nó sẽ có cảm tình tốt hơn với chúng ta. Do đó, hãy hỏi bạn bè hoặc người quen có dùng SSD để nhận lời khuyên từ họ, hoặc bạn cũng có thể tìm đọc cái bài đánh giá về SSD có trên mạng để tìm mua một chiếc ổ SSD thích hợp.

6. Làm công tác tư tưởng với SSD

Với 100 đô la Mỹ trong tay thì bạn có thể mua được 1 HDD 2,5 inch dung lượng 1TB, nhưng với SSD thì chỉ được ổ 128GB, nôm na là với cùng số tiền bỏ ra thì với SSD ta chỉ có được mức lưu trữ bằng 1/8 so với HDD thông thường. Do đó, khi chọn mua SSD thì bạn phải lên công tác tư tưởng với bản thân bởi giới hạn về mặt dung lượng của nó. Tuy nhiên, ta nên xác định rõ rằng tốc độ của SSD cao hơn HDD nhiều lần, mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể dễ dàng nhận thấy, và SSD thường dùng để cài hệ điều hành và phần mềm, giúp tăng hiệu năng hoạt động của máy tính, chứ nó ít được dùng để lưu trữ dữ liệu hơn. Do đó, hi sinh dung lượng để đổi lấy tốc độ của SSD là một việc làm đáng tiền.

7. Chuyển từ HDD qua SSD

Như đã nói ở trên, vì giới hạn dung lượng lưu trữ so với giá bán, nên chúng ta thường dùng SSD để cài hệ điều hành (HĐH) và phần mềm, do đó khi chuyển đổi, việc đầu tiên cần làm thường là chuyển đổi dữ liệu. Chúng ta có 2 lựa chọn: Cài mới HĐH hoặc chuyển HĐH cũ đang dùng từ HDD qua SSD.

Lựa chọn 1: cài mới HĐH thì rất đơn giản. Chỉ cần tiến hành cài lại HĐH mà bạn muốn, cài driver và các phần mềm cần thiết, vậy là xong.

Lựa chọn 2: Chuyển từ HDD qua SSD. Công việc này phức tạp hơn một chút, chúng ta sẽ cần các ứng dụng hỗ trợ việc chuyển toàn bộ dữ liệu từ ổ đĩa này qua ổ đĩa khác. Với Windows, bạn có thể dùng phần mềm Ghost rất nổi tiếng của Norton, hoặc Acronis True Image hoặc một phần mềm nào khác tương tự.

Nếu không rành về vấn đề này thì bạn hãy nhờ người nào am hiểu giúp, vì cả 2 lựa chọn trên đều cần đến kiến thức tin học cơ bản và nâng cao.

8. Mở rộng dung lượng lưu trữ miễn phí

Như đã nói ở trên, SSD có dung lượng nhỏ hơn HDD nhiều lần, do đó chúng ta phải làm công tác tư tưởng khi chuyển qua dùng SSD. Tuy nhiên, vẫn còn vài phương án dự phòng khác, mà một trong số đó lại vô cùng tiện lợi và hoàn toàn miễn phí: sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây. Thật vậy, lưu trữ đám mây rất phổ biến hiện nay, và các công ty cung cấp thường tặng chúng ta vài GB miễn phí, rất đơn giản. Bạn có thể tham khảo qua vài dịch vụ như Dropbox, Sugarsync, SkyDrive, Google Drive, iCloud (cho người dùng iOS)...

Vài thủ thuật nhỏ tăng hiệu năng cho SSD

SSD cơ bản đã có tốc độ truy cập và đáp ứng nhanh hơn HDD vài lần, tuy nhiên cũng có thêm vài mẹo nhỏ giúp tăng hiệu năng, tuổi thọ cho SSD mà chúng ta có thể áp dụng như sau:

1. Kích hoạt TRIM

TRIM là một chức năng của HĐH giúp nó quản lý cách xóa dữ liệu trên SSD một cách triệt để, tức là khi chúng ta xóa một thứ nào đó trên SSD, dữ liệu đó sẽ bị xóa vĩnh viễn mà không phục hồi lại được. Như vậy dung lượng trống trên SSD là thực sự, dữ liệu mới sẽ không bị ghi đè, chồng lấn lên đó. Nhờ vậy, TRIM sẽ gián tiếp tăng tuổi thọ cho ổ SSD của bạn, tuy nhiên nó cũng có một nhược điểm nhỏ là thời gian xóa dữ liệu sẽ lâu hơn một chút.

Về cơ bản, HĐH Windows Vista và Windows 7 của Microsoft sẽ mặc định kích hoạt TRIM cho các SSD có hỗ trợ chức năng này, với Mac OS thì chúng ta phải làm vài bước nhỏ để kích hoạt TRIM cho các SSD không phải của Apple cung cấp, tham khảo ở bài viết này.

2. Tắt chức năng Hibernate (ngủ đông)

Người dùng Mac OS không cần quan tâm đến chức năng này. Riêng Windows Vista và Win 7 có một chức năng khá thú vị là Hibernate. Nó sẽ ghi lại toàn bộ tình trạng hiện tại của máy tính từ RAM vào ổ cứng, ở lần khởi động máy tính tiếp theo bạn sẽ có lại y chang 100% hiện trạng đó, rất tiện lợi cho người thực hiện nhiều công việc cùng lúc. Lưu ý là Hibernate khác Restart/Shut Down máy tính.

Vì ghi lại dữ liệu từ RAM vô ổ cứng nên Hibernate sẽ tốn của bạn một dung lượng không nhỏ, với Windows Vista, nó tốn đúng bằng dung lượng RAM mà máy tính đang có, ví dụ RAM 8GB thì ta sẽ tốn 8GB ổ cứng cho Hibernate. Windows 7 thông minh hơn một chút, nhưng nó cũng lấy một dung lượng ổ cứng bằng khoảng 3/4 RAM. Do đó, tắt Hibernate sẽ tiết kiệm được kha khá dung lượng cho bạn, nhất là khi ta có một SSD nhỏ, ví dụ chỉ 64GB.

Tắt Hibernate rất đơn giản, ta chạy cửa sổ Run (Windows + R) hoặc cửa sổ Command Prompt rồi gõ dòng lệnh sau: powercfg /hibernate off -> Enter. Tương tự: powercfg /hibernate on -> Enter để bật lại chức năng Hibernate khi cần.

3. Đừng chạy ứng dụng Chống phân mảnh cho SSD của bạn

Như đã nói ở trên, với HDD thông thường thì dữ liệu sẽ được ghi lên các phiến đĩa, và đầu từ có nhiệm vụ tìm chúng khi ta cần truy cập đến. Cũng vì vậy mà trên HDD bị xảy ra một tình trạng rằng 1 file dữ liệu (có thể) có nhiều phần được lưu ở nhiều nơi khác nhau trong phiến đĩa, dẫn đến tốc độ khi truy xuất bị giảm đáng kể, gọi là Sự phân mảnh (fragment). Vì vậy HĐH sẽ cho ta một chức năng gọi là Chống phân mảnh (Defragment) để gom các mảnh dữ liệu đó lại gần nhau, nhằm giảm tình trạng trên.

Tuy nhiên, SSD có cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động khác HDD. Dữ liệu được lưu trên các chip nhớ dạng Flash, nên dù có bị tình trạng phân mảnh, nhưng SSD không sử dụng đầu từ để dò tìm dữ liệu nên việc truy cập vẫn diễn ra tức thì. Do đó, không cần và tuyệt đối không nên chạy ứng dụng chống phân mảnh cho SSD của bạn. Việc làm này vô nghĩa, thậm chí là gây hại cho SSD vì bắt nó phải làm một việc quá sức (tuổi thọ của SSD được tính theo số lần ghi/xóa dữ liệu mà chương trình chống phân mảnh là di chuyển dữ liệu từ chỗ này sang chỗ khác).

Kết luận

Trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản về SSD và sự khác nhau của nó so với HDD, cũng như vài mẹo nhỏ áp dụng cho SSD. Việc lựa chọn SSD tuy dễ mà khó, tuy khó nhưng rất dễ, bởi nó còn tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố Giá cả và Mức độ chấp nhận của người dùng, như đã đề cập ở trên. Do đó, quyết định cuối cùng vẫn chỉ ở bạn, rằng có muốn chuyển qua dùng SSD hay vẫn tiếp tục với HDD truyền thống hay không mà thôi.

Nguồn: tinhte.vn (Theo Lifehacker)
Read more…

SEO là gì

5:59 AM |
SEO là chữ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.


Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng. Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) bao gồm danh sách trả tiền, danh sách quảng cáo, dánh sách trả tiền theo click và danh sách tìm kiếm miễn phí. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiềm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến trang. SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp thị và có thể rất hiệu quả ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế website. Hiện nay, nhận thức của người quản trị website tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhận biết việc tối ưu hóa website để các máy tìm kiếm trỏ tới rất ít. Người sử dụng không ý thức được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa website, hoặc làm các phương thức để các máy tìm kiếm trỏ đến. Hiện trên mạng Internet có 3 công cụ tìm kiếm hữu hiệu nhất và phổ biến nhất:

· Google.com

· Yahoo.com

· Live.com (MSN.com)

SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí quyết thực sự đối với mỗi người quản trị, xây dựng website hay đơn thuần là người làm trong lĩnh vực truyền thông.

Tại sao phải SEO ?
Bạn có biết trung bình trên 86% lượng truy cập của một website đều đến từ các search engine lớn như Google, Yahoo, MSN? Mỗi ngày có hàng triệu người dùng lướt web sử dụng search engine để tìm những sản phẩm, dịch vụ và thông tin họ đang cần. Nhưng liệu với hàng tỉ website hiện đang tồn tại, làm sao khách hàng có thể tìm thấy website của bạn trước mà không phải của các đối thủ cạnh tranh? Search engine optimization (SEO) chính là giải pháp cho vấn đề trên.

SEO bao gồm các kĩ thuật nhằm giúp website đạt thứ hạng cao trên các search engine. Chính vì đa phần khách hàng đến 1 website đều qua search engine nên nếu bỏ qua công việc này đồng nghĩa với việc bạn mất tiền mỗi ngày cho website của đối thủ cạnh tranh. Không người dùng nào đủ kiên nhẫn xem quá 3 trang kết quả sau khi thực hiện tìm kiếm trên search engine. Nếu website doanh nghiệp của bạn không nằm trong top 30, khách hàng sẽ không hề biết website của bạn tồn tại. Đừng để website của bạn nằm trong số đó, hãy thay đổi bộ mặt của website bạn ngay hôm nay.
Read more…

NVIDIA và công nghệ Optimus

6:00 AM |

Optimus là một công nghệ cho phép hệ thống tự động chuyển đổi giữa card đồ họa rời và chip đồ họa tích hợp nhờ đó có thể tận dụng hiệu năng cao cũng như kéo dài thời gian sử dụng pin. Quá trình chuyển đổi sẽ tách biệt hoàn toàn với người dùng cuối và dựa trên yêu cầu xử lý đồ họa của hệ thống.

Nghe qua đoạn trên chắc hẳn ai trong chúng ta cũng cảm thấy quen quen. Đúng là như vậy, công nghệ Optimus mà NVIDIA chuẩn bị giới thiệu trong ngày 9/2 sắp tới thực ra là cải tiến của Hybrid SLI hay còn gọi là Hybrid Graphics. Optimus ra đời sẽ giúp NVIDIA phần nào giữ được thị phần trước việc Intel ra đời những bộ xử lý có kèm nhân đồ họa tích hợp của mình.

Đây là tài liệu tiếng Việt về công nghệ Optimus trong đó bao gồm cả hướng dẫn sử dụng nữa các bạn có thể download và tìm hiểu ( tài liệu của hãng do Asus cung cấp )

Read more…

Kiểm tra tình trạng iPhone trên Apple khi mua máy mới

6:11 AM |
Apple cho phép người dùng có thể kiểm tra tình trạng máy qua số series của máy. Nếu bạn có số series bạn có thể biết được tình trạng máy, thời gian bảo hành. Và nếu các thông tin bạn nhận được trên trang kiểm tra của Apple cho thấy là máy không còn thời gian bảo hành đủ 12 tháng hoặc đã hết thời gian bảo hành... thì máy đó không phải là máy mới hoàn toàn.

Trang web để kiểm tra thông tin của Apple:

https://selfsolve.apple.com/agreementWarrantyDynamic.do

Read more…

10 cách để chọn mua VGA

6:02 AM |
Game thủ mua card đồ họa đều nhằm một mục đích chung đó là chơi game. Dĩ nhiên vẫn còn có nhiều công dụng khác nữa nhưng có lẽ chỉ là lý do phụ. Bởi thế mà thị trường này có sự cạnh tranh hết sức khốc liệt. Và đồng nghĩa với sự đa dạng của chủng loại cũng như giá thành khiến khách hàng phải đắn đo. Bởi vậy, những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn hợp lý:


1. AMD hay NVIDIA?

Điều này không đơn giản như bạn tưởng. Cũng như khi bạn đắn đo giữa mua laptop hay máy tính để bàn, giữa Windows hay Mac, hai đối thủ AMD và NVIDIA có sự khác biệt đáng kể trong công nghệ sản xuất card đồ họa. Các game thủ hay những người dùng khác thường so sánh chúng bằng mắt thường khi cùng xem hai loại card này xử lý các game với chất lượng thế nào, màn hình có bị giật hay không, nét hay không... thay vì các yếu tố kĩ thuật chuyên sâu khác.


Tất nhiên, điều này là đúng đắn, nếu bạn cảm thấy có một sản phẩm hợp túi tiền và đã "test" thử chúng, hãy mua nó. (Lưu ý, AMD đã mua lại ATI và vẫn sử dụng thương hiệu ATI cho một số dòng card đồ họa của mình).

2. GPU

Được ví như trái tim của card đồ họa và là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá sức mạnh của chúng. Tên của nhân vật này thường khá rắc rối và bạn sẽ rất khó xác định được nếu không phải là người sành công nghệ. Tuy vậy vẫn có một mẹo nhỏ là các con số trên GPU càng cao thì càng chứng tỏ nó mới ra lò và mạnh hơn.

Với NVIDIA cũng tương tự, thêm vào đó các chữ cái cũng sẽ cho bạn biết được nhiều điều. Ví dụ như GTX dành cho game thủ, GTS là dòng phổ thông hơn và GT là dòng giá rẻ.

3. Clock Speed và Memory

Cũng giống như CPU, card đồ họa cũng có các quy tắc về Clock Speed và Memory tương tự. Với cùng một loại card, bộ nhớ lớn hơn cũng giống chuyện tốc độ nhanh hơn. Ví dụ như GTX 460 loại 1GB sẽ xử lý nhanh hơn GTX 460 loại 768MB.

Tương tự như vậy GDDR5 sẽ nhanh hơn so với DDR3 và GDDR3, dĩ nhiên giá tiền cũng khác. Các hệ thống sở hữu bộ nhớ thấp hơn sẽ có Colck Speed cao hơn để bù đắp những thiếu sót ban đầu. Song, điều này không có nghĩa là nó sẽ thực hiện tốt hơn công việc của những thiết bị khác.

4. Kích cỡ

Khi máy tính chỉ có chung một thiết kế là các đế 2 chân cao, người ta chẳng cần phải băn khoăn về kích thước của card đồ họa. Đáng tiếc, giờ đây mọi thứ đã khác. Với một loạt các kích cỡ khác nhau bạn cần phải để ý chọn đúng loại card thích hợp. Ví dụ như các loại card mạnh hơn, cũ hơn sẽ khó mà lắp vừa case Micro-ATX. Hiện tại, thẻ ATI Radeon HD 5970 đang là loại dài nhất với kỷ lục 11.5 inch.

5. DirectX

Mỗi card đồ họa sẽ hỗ trợ các phiên bản khác nhau của bộ sưu tập Microsoft DirextX, cung cấp các tính năng đồ họa và xử lý khác nhau. Các thông số cụ thể sẽ quan trọng hơn với game thủ để lựa chọn loại card thích hợp. Tuy nhiên có một lưu ý rằng thẻ hỗ trợ phiên bản DirextX cao hơn sẽ có chất lượng hình ảnh tốt hơn. Hiện tại phiên bản cao nhất là DirextX 11 và dòng card đồ họa mới nhất của AMD hay NVIDIA đã hỗ trợ nó.

6. Lường trước khả năng cấp điện của bộ nguồn

Khả năng cung cấp của bộ nguồn cũng là một trong những yếu tố quan trọng phát huy khả năng xử lý của video card. Đây là một trong những thiết bị tốn điện nhất trong dàn máy tính. Thông thường, nhà sản xuất sẽ in điện năng tiêu thụ của card đồ họa ngay trên vỏ hộp. Con số này sẽ cao hơn thực tế một chút để đề phòng quá tải điện hệ thống.

Ngoài ra tính ổn định của nguồn điện cũng cần được chú ý với các dòng thẻ cao cấp. Hiện tại, các sản phẩm như GPU ATI Radeon HD 5970 cần 300watt và Nvidia GeForce GTX 480 trở lên là 250watt. Ngoài ra tính ổn định của nguồn điện cũng cần phải quan tâm.

7. Bộ nối điện

Lắp đặt card đồ họa không hề đơn giản, nếu bạn mua một thiết bị thực sự "chất", bạn cần phải trang bị đầy đủ điện năng để tối ưu hóa sức mạnh ấy. Các khe cắm, 1 hoặc 2 với sáu hay tám chân sẽ tìm thấy được ở bên cạnh card video gần nhất sâu bên trong máy tính (thường ở bên cạnh ổ cứng). Nếu không truyền đủ điện năng máy của bạn sẽ không thể khởi động được.

8. Cổng kết nối


Cách phổ biến nhất là kết nối màn hình của bạn với card đồ họa thông qua cổng DVI với giắc cắm hình thang (thường là màu trắng). Một số card đồ họa hiện có tới 2 cổng ra cho phép hiển thị ở thêm một màn hình nữa nếu muốn. Tuy nhiên đó không phải là cổng ra duy nhất. Bạn có thể kết nối nó qua HDMI hay mini HDMI để xuất ra một TVHD hay các thiết bị tương tự. Ngoài ra, DisplayPort đã và đang hứa hẹn sẽ là một sự thay thế tuyệt vời cho DVI với khả năng hỗ trợ tốt hơn.

9. Thiết lập Multi - Card

Nếu bo mạch chủ của bạn có nhiều hơn một khe cắm PCIe x16, bạn sẽ có cơ hội để lắp thêm các card thứ 2, 3 hay 4 vào PC của mình, miễn là bạn cung cấp đủ điện năng. Tuy nhiên việc kết hợp cũng là một vấn đề. AMD và Nvidia cung cấp các phần mềm cho phép bạn liên kết hai hoặc nhiều thẻ thành một thẻ duy nhất để tối ưu hóa khả năng xử lý video (AMD là CrossFireX và Nvidia là Scalable Link Interface, hoặc SLI). Hãy lưu ý là rất khó kết hợp các thẻ của Nvidia và bạn gần như phải sử dụng chung một loại GPU.

10. Các tính năng đặc biệt

Có các bổ sung nhỏ tạo ra sự khác biệt giữa AMD và Nvidia. AMD đã tạo ra điểm nhấn đáng kể với công nghệ Eyefinity của mình, hỗ trợ đơn giản hóa việc cài đặt và hoạt động với 6 màn hình đơn khi cần thiết. Nvidia cũng có một phiên bản tương tự có tên Nvidia Surround. Và cả 3D Vision giúp bạn chơi được các game 3D đình đám. Dĩ nhiên sự đặc biệt này không hề miễn phí và bạn cần phải cân nhắc khi đưa ra các quyết định của mình.


Nguồn: Game8
Read more…

Những điều nên biết khi format ổ đĩa cứng

6:01 AM |
Format (định dạng) đĩa là quá trình chuẩn bị ổ đĩa cứng, đĩa mềm hay USB để lưu trữ dữ liệu. Trong một số tình huống, format đĩa cũng tạo ra một hay một vài hệ thống lưu trữ file (file system). Tùy theo từng yêu cầu mà có thể thực hiện việc định dạng này ở cấp thấp hoặc cấp cao.

Format cấp thấp

Format cấp thấp (LLF – Low Level Format) là việc định dạng lại các track (rãnh từ), sector (cung từ), cylinder (liên cung từ) của ổ đĩa cứng. Các hãng sản xuất ổ đĩa cứng thường thực hiện format cấp thấp lần đầu tiên trước khi xuất xưởng các ổ đĩa cứng. Người sử dụng chỉ nên dùng các phần mềm của chính hãng sản xuất để format cấp thấp (cũng có các phần mềm của hãng khác nhưng có thể các phần mềm này không nhận biết đúng các thông số của ổ đĩa cứng khi tiến hành định dạng lại và do đó có thể gây ra các vấn đề không lường trước được).

Quá trình format cấp thấp sẽ định dạng ổ cứng vật lý thành một ổ cứng duy nhất thông qua các bước:

+ Rà soát các sector, đánh dấu các bad sector (cung từ lỗi) nếu có.

+ Xóa thông tin trong MBR (Master Boot Record - bản ghi khởi động chính).

+ Định dạng bảng MFT (Master File Table - chứa thông tin về các track và các sector của ổ cứng).

Format cấp thấp có 2 loại:

Loại thứ nhất sử dụng các chương trình Console trong môi trường DOS. Khi đó quá trình format sẽ thực hiện các bước như trên, nhưng không thực hiện gán giá trị 0 vào mỗi cung từ (fill-zero). Vì vậy nếu sử dụng loại format này thì dữ liệu vẫn có thể cứu được bằng các công cụ chuyên nghiệp.

Loại thứ hai sử dụng chức năng LLF (Low Level Format) của BIOS. Ngoài những bước thực hiện như trên, chức năng LLF sẽ vừa đọc các cung từ trên ổ cứng, vừa điền giá trị 0 vào mỗi cung.

Format cấp thấp sẽ loại trừ các bad sector. Do vậy mỗi lần thực hiện LLF dung lượng ổ cứng có thể bị giảm đi một chút khi đĩa có những cung từ bị lỗi vật lý.


Format ổ cứng là một quá trình quan trọng (Nguồn ảnh: Internet)



Format cấp cao

Format cấp cao (High-level Format) là các hình thức format thông thường mà nhiều người sử dụng đã từng thực hiện (chúng được gọi tên như vậy để phân biệt với format cấp thấp) bởi các lệnh sẵn có trong DOS hoặc Windows. Hình thức format này có hai dạng: Quick format và Full format.

Quick format: là quá trình định dạng chỉ đơn thuần xoá thông tin trong bảng MFT, để hệ điều hành hoặc các phần mềm có thể ghi đè dữ lệu mới lên các dữ liệu cũ. Nếu thực hiện quick format trong DOS, bạn có thể sử dụng lệnh format với tham số "/q". Nếu thực hiện quick format trong hệ điều hành Windows, bạn chỉ việc chọn "Quick Format" trong mục Format options.

Quick format không phát hiện và loại bỏ các bad sector. Do đó quick format thường được sử dụng khi người dùng cài mới hệ điều hành Windows, hoặc loại bỏ nhanh chóng các dữ liệu cũ trên ổ đĩa.

Full format: là quá trình định dạng diễn ra giống quick format, nhưng sẽ đọc tất cả các track trong ổ cứng logic đó, đồng thời đánh dấu sector bị lỗi (nếu có). Như vậy full format sẽ xoá bỏ các dữ liệu cũ, đồng thời kiểm tra, phát hiện và đánh dấu loại bỏ những vùng đĩa bị hư hỏng, tránh việc tiếp tục ghi dữ liệu vào các vùng đĩa đã bị hư hỏng này.


Giao diện format ổ cứng


Tham số khi format

Ở dạng format cấp thấp, bạn hầu như không phải nhập tham số gì khi thực hiện thao tác trong môi trường DOS.

Ở dạng format cấp cao, nếu là hình thức quick format thì các thông số được giữ nguyên như lần format gần nhất. Có một thông số mà người tiến hành format cần cân nhắc lựa chọn là kích thước của đơn vị lưu trữ cơ bản: Cluster.

Kích thước cluster có thể lựa chọn bắt đầu từ 512 bytes, tương đương với kích thước của đơn vị lưu trữ nhỏ nhất: sector (1 sector = 512 bytes). Các kích thước còn lại có thể là 1024, 2048, 4096 bytes.

Sự lựa chọn kích thước cluster phụ thuộc chủ yếu vào việc bạn sử dụng phân vùng cần định dạng để lưu trữ các tập tin có kích thước như thế nào. Chúng ta cùng xem ví dụ sau để hiểu hơn về lựa chọn kích thước cluster. Nếu lựa chọn kích thước cluster là 512 bytes thì khi lưu một file dung lượng 100 bytes, trên ổ đĩa cứng sẽ phải dùng đến ít nhất 1 cluster (512 byte) để chứa tập tin này. Khi đó phần dung lượng bị bỏ phí không sử dụng là 412 bytes. Nhưng nếu lựa chọn kích thước cluster là 4096 bytes thì phần dung lượng bị bỏ phí không sử dụng sẽ thành 3996 bytes. Tuy nhiên, nếu lựa chọn kích thước cluster có kích thước nhỏ thì các bảng FAT (File Allocation Table) hoặc các bảng MFT (Master File Table) lại trở nên lớn hơn.

Như vậy, nếu để lưu trữ các file văn phòng như Word, Excel..., bạn có thể chọn kích thước cluster là 1024 hoặc 2048 bytes. Ngược lại nếu lưu trữ các file là các bộ cài đặt phần mềm hoặc các file video có kích thước lớn, bạn có thể chọn kích thước cluster lớn hơn.

Windows có thể cho bạn biết kích thước thực (size) của một file và kích thước chiếm dụng của file đó trên ổ cứng (size on disk) bằng cách bấm chuột phải và chọn Properties. Khi nhìn vào 2 thông số này, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự lãng phí nêu trên.

Trên đây là những thông tin cơ bản bạn nên biết khi tiến hành format ổ cứng. Những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được hình thức format phù hợp với mục đích sử dụng.

Chúc các bạn thành công.
Read more…

QC trai

Bài Ngẫu Nhiên

POPUP