Dầu mỡ là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong quá trình nấu ăn hàng ngày của mọi gia đình. Chính vì sự phổ biến của dầu ăn/mỡ động vật mà không ít người đã tìm mọi cách và thủ đoạn để làm dầu mỡ bẩn nhằm thu lợi cực lớn.
1. Dầu mỡ lấy từ cống
Tuần qua, trang Business Insider đã đưa tin về việc công nghệ làm “dầu mỡ siêu bẩn” bị phanh phui ở Trung Quốc. Theo đó, người ta đã đưa ra ánh sáng toàn bộ quy trình sản xuất dầu ăn từ nước thải cống rãnh ở Trung Quốc, một điều mà ngay trong tưởng tượng cũng ít ai nghĩ tới.
Cụ thể, vòng đời chế biến dầu cống rãnh được chia làm 3 giai đoạn chính với nguyên liệu đầu vào là rác thải.
Trong khâu đầu tiên, những “phù thủy” chế dầu sẽ cho người tới các container rác thải, thùng rác, máng nước thậm chí là hệ thống cống rãnh để múc, thu nhặt chất thải cả thể lỏng và rắn về. Mục đích của việc làm trên là để tận dụng lượng dầu mỡ đổ đi trong sinh hoạt có sẵn tại nguồn nguyên liệu đặc biệt trên.
Trong khâu đầu tiên, những “phù thủy” chế dầu sẽ cho người tới các container rác thải, thùng rác, máng nước thậm chí là hệ thống cống rãnh để múc, thu nhặt chất thải cả thể lỏng và rắn về. Mục đích của việc làm trên là để tận dụng lượng dầu mỡ đổ đi trong sinh hoạt có sẵn tại nguồn nguyên liệu đặc biệt trên.
Giai đoạn thứ hai, lượng nguyên liệu được tập hợp thu gom về những xưởng sản xuất thủ công, thô sơ với những dụng cụ chế biến cáu bẩn, mất vệ sinh. Toàn bộ rác thải sẽ được nấu trong những bể xi măng. Tiếp theo, người ta dùng vợt để vớt và loại bỏ những rác thải rắn không thể dùng được như túi nylon, xương và xác động vật chết…
Xưởng sản xuất thô sơ với những dụng cụ chế biến cáu bẩn, mất vệ sinh.
Xưởng sản xuất thô sơ với những dụng cụ chế biến cáu bẩn, mất vệ sinh.
Giai đoạn cuối cùng, dầu sau khi được nấu lại, dù vẫn có màu sẫm kỳ lạ vẫn sẽ được cho vào những thùng lớn, chờ ngày chuyển đi. Điểm đến của những chiếc thùng này rất có thể là các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
Chất béo động vật trong dầu tái chế đã trải qua quá trình thiu thối, oxy hóa, phân hủy...
Bản thân dầu tái chế từ chất thải vốn chỉ được dùng trong công nghiệp sản xuất xà phòng, cao su nhưng nếu dùng loại dầu này chế biến thành dầu ăn thì có thể thu lợi nhuận lớn.
Nhưng ngược lại, hiểm họa mà nó mang tới người dân là khôn lường. Chất béo động vật trong dầu tái chế đã trải qua quá trình thiu thối, oxy hóa, phân hủy và nhiễm bẩn nếu ăn vào người có thể gây tổn thương gan, ung thư, mất ngủ…
Toàn bộ quy trình chế biến “dầu ăn cống rãnh” đã được tác giả Max Fisher lột tả toàn bộ trong video đăng trên một bài báo của Washington Post với tựa đề “You may never eat street food in China again after watching this video” (tạm dịch: Bạn không bao giờ ăn thức ăn đường phố ở Trung Quốc nữa sau khi xem video này ).
Hãy cùng xem và rút ra những nhận xét riêng cho bản thân qua video dưới đây.
2. Công nghệ tái chế dầu mỡ đã qua sử dụng thành dầu "sạch"
Hiện nay, công nghệ phù phép và tái chế từ dầu bẩn thành “dầu trông giống dầu sạch” đã đạt tới trình độ cao.
Cụ thể, bước đầu tiên mà phần lớn các cơ sở sản xuất dầu bẩn đều làm là lùng mua dầu thừa, dầu đã qua sử dụng nhiều lần. Sau khi lùng mua với số lượng lớn, dầu bẩn sẽ được đem về các xưởng sản xuất thủ công, nơi có rất nhiều công nhân chờ sẵn.
Dầu đem về sẽ được phân loại theo chất lượng, dùng phễu lọc bỏ những xác động vật chết, côn trùng cho “sạch”, sau đó đưa vào lò nấu lại. Nấu xong, dầu được dẫn ra các bể chứa khác.
Tại đây, không ít các chủ xưởng sản xuất sẽ sử dụng hóa chất khử mùi, tẩy màu cho vào các bể này nhân lúc dầu còn nóng, đảo đều lên. Sau thời gian khoảng 30 phút, màu sắc của dầu sẽ thay đổi hoàn toàn, chuyển sang màu vàng sánh, đặc và trong suốt như dầu nguyên chất.
Nếu không dùng chất khử mùi và tẩy màu thì họ sẽ sử dụng than hoạt tính để lọc bỏ chất cặn bã trong dầu nguyên liệu.
Tạm kết: Hãy là người tiêu dùng thông minh, tự cứu lấy mình trước khi quá muộn. Bất cứ khi nào phát hiện ra các cơ sở sản xuất dầu ăn bẩn, bất hợp pháp, đừng ngần ngại báo cáo cho các cơ quan chức năng.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Womens Health, Washington Post...
Comments[ 0 ]
Post a Comment