Cảnh giác với “chiêu” lừa mua xe trả góp

3:42 AM |

Kinhte24.net - Tự xưng là nhân viên ngân hàng, Hiếu đã chiếm được lòng tin của nhiều người. Từ đó, đối tượng này đưa “con mồi” vào tròng bằng chiêu thức mua xe trả góp và huy động vốn với lãi xuất cao rồi chiếm đoạt gần nửa tỷ đồng.

Nên thận trong trước các hình thức mua xe trả góp giá rẻ
Thời gian gần đây, rất nhiều người đã tố có đơn tố cáo về việc bị một thanh niên tên Trần Ngọc Hiếu (xưng là nhân viên ngân hàng VP Bank) là đảo bằng hình thức mua xe tra góp rồi chiếm đoạt tiền. Thống kê ban đầu, có khoảng 25 người sập bẫy của Hiếu với số tiền lên đến gần nửa tỷ đồng.
Theo khai báo của một số nạn nhân, bước đầu để tạo lòng tin, Hiếu luôn ăn mặc bảnh bao, đi xe tay ga đắt tiền, nói năng lễ phép và chuẩn mực. Đi đến đâu Hiếu cũng tự xưng mình là nhân viên VP Bank có trụ sở đặt tại đường Hàm Nghi (quận 1) rồi gạ gẫm mọi người mua xe gắn máy trả góp thông qua ngân hàng với giá rẻ hơn từ 5 - 7 triệu đồng/xe so với giá thị trường. Tuy nhiên, để mua được xe kiểu này, khách hàng cần phải trả một lần tiền cho Hiếu và Hiếu sẽ thanh toán lại cho ngân hàng.
Tìm được “con mồi”, Hiếu tiếp tục chiêu thức lừa đảo của mình bằng cách hẹn khách hàng đến gần một điểm bán xe máy nào đó trên địa bàn thành phố rồi gọi điện thoại cho Võ Việt Chương (30 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) đến tư vấn. Do từng làm nhân viên tư vấn bán xe gắn máy của một ngân hàng tại TP.HCM (hiện Chương đã bị cho nghỉ việc từ 9/2011) nên mọi thắc mắc về thủ tục của “con mồi” đều được giải thích thỏa đáng. Thấy cách thức hoạt đông khá quy củ và rõ ràng nên nhiều người đã sập bẫy của Hiếu.
Sau đó, Chương và Hiếu sẽ dẫn khách hàng đến các cửa hàng xe máy mà Chương quen biết trước đây để làm thủ tục mua xe trả góp. Tại đây, sau khi đóng các khoản trả trước cho cửa hàng, khách hàng sẽ đưa phần còn lại (sau khi giảm giá từ 5 - 7 triệu đồng/chiếc) cho Hiếu rồi mang xe về. Vài ngày sau, Hiếu đưa lại cho khách hàng một bản hợp đồng tín dụng (bản photocopy) có in logo của VP Bank xác nhận khách hàng đã đóng hết tiền mua xe.
Các nạn nhân chỉ biết mình bị lừa khi ngân hàng gửi phiếu báo đòi nỏ trợ góp mua xe. Lúc này, mọi người tá hỏa gọi điện thoại cho Hiếu thì không liên lạc được nên làm đơn tố cáo cơ quan công an. Trong số 25 khách hàng mua 25 xe gắn máy chỉ có một xe Hiếu góp hết tiền, các hồ sơ còn lại chưa đóng tổng cộng 480 triệu đồng.
Trần Ngọc Hiếu, nghi can lừa đảo bằng hình thức mua xe trả góp đang bị công an truy tìm
Hiện Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM đã ra thông báo truy tìm Trần Ngọc Hiếu (tự “Bi”, 27 tuổi, quê quán Hà Nội, thường trú P.12, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) để làm rõ hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trước đó, vào đầu tháng 4/2013, hàng trăm người khác cũng bị bà Trần Thị Quỳnh Hoa (48 tuổi, ngụ quận 3, TP.HCM) lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng bỏ trốn. Các nạn nhân trình báo, từ năm 2006, có quen biết với bà Hoa và được bà này cho biết có mối quan hệ thân thiết với một số người có thể mua được xe tay ga xịn các loại như: SH, PS, Air Blade… rẻ hơn giá thị trường 3 – 5 triệu đồng/chiếc, nếu ai muốn kinh doanh thì bà Hoa sẽ giúp lấy xe về bán kiếm lời.
Ban đầu để lấy lòng tin bà Hoa nhận tiền giao đủ số lượng xe mà 2 bên đã giao dịch, nhưng về sau sau mỗi đợt giao hàng bà Hoa nhận tiền trước nhưng lại giao thiếu hàng, từ đó số nợ đối tác lớn dần lên. Đến đầu tháng 2/2013, nhiều đối tác đã kéo đến nhà bà Hoa để đòi nợ nhưng không thấy bà này đâu. Sau một thời gian “mất tích” bà Hoa đã tới cơ quan Công an quận 3 làm việc và chỉ thừa nhận có làm ăn rồi sau đó chiếm đoạt của 3 đối tác số tiền 2,6 tỷ đồng.
Hầu hết các vụ lừa đảo mua xe trả góp, các đối tượng chủ mưu đều “diễn” chung một kịch bản là đánh vào việc kém hiểu biết và “ham của rẻ” của nhiều người. Bên cạnh đó, còn các uẩn khúc chữa rõ ràng. Ngoài những yếu tố trên hoặc chiêu lừa quá “cao thủ” thì về phần các ngân hàng thực hiện bán xe trả góp có chăng chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc làm thủ tục bán xe? Làm thế nào mà đối tượng lừa đảo lại hoàn tất được hồ sơ cho những chiếc xe máy mua trả góp ở trên?

Read more…

Ngân hàng sắp chán vàng?

3:30 AM |
Kinhe24.net - Trong phiên đấu thầu sáng nay 10/5, NHNN tiếp tục “ế” 2.500 lượng, sau khi không bán được 6.400 lượng trong ngày hôm qua.

Theo nguồn tin từ NHNN, trong phiên đấu thầu sáng nay 10/5, trong tổng số 26.000 lượng vàng (tương đương 1 tấn) đem ra chào bán, NHNN tiếp tục “ế” 2.500 lượng, sau khi chỉ bán được chưa đầy 20.000 lượng trong ngày hôm qua.
Giá đấu thầu sáng nay dao động từ 41,4 – 41,5 triệu đồng/lượng, cao hơn chút ít so với giá ngoài thị trường.
Sau 16 phiên đấu thầu liên tiếp, NHNN đã bán 436.000 lượng vàng, tương đương gần 17 tấn. Trong 16 phiên này, ngoại trừ phiên đầu tiên với tính chất thăm dò là chủ yếu, thì hai phiên đấu thầu hôm qua và hôm nay là bị “ế” với tỷ lệ cao nhất.
Một số ý kiến cho rằng, dường như các ngân hàng không còn mặn mà với vàng như trước nước bởi họ đã gom gần đủ số vàng cần tất toán theo yêu cầu của NHNN. Giả định này có vẻ đúng khi các “ông lớn” liên quan đến vàng hiện nay đều đã (ACB, DongABank) hoặc sắp tất toán xong trạng thái (Sacombank, Eximbank thiếu tổng cộng khoảng 2 tấn).
Đối với các đơn vị đã tất toán xong, họ không còn nhiều lý do để tiếp tục mua vàng, ít nhất là tại thời điểm này. Còn với các đơn vị còn thiếu chút ít, họ cũng không vội vàng để mua vào bằng mọi giá như trước, bởi từ nay đến 30/6 còn tới 3 tuần và NHNN thì thông báo vẫn tiếp tục tổ chức các phiên đấu giá.
Nhu cầu vàng của các ngân hàng giảm sút đã giúp cho khoảng cách giữa vàng trong nước và thế giới hạ nhiệt hơn, hiện còn chưa đến 5 triệu đồng/lượng, thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục tới 7 triệu đồng/lượng cách đây khoảng 3 tuần.

Read more…

Hàng trăm tỉ đồng nợ thuế khó đòi do DN gia công bỏ trốn

9:05 PM |
Kinhte24.net – Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng loạt các DN rơi vào tình trạng suy thoái, ngưng hoạt động, phá sản… việc đảm bảo không phát sinh nợ mới và thu hồi nợ xấu là vấn đề hết sức khó khăn.

Theo Chi cục Hải quan quản lí hàng gia công (Cục Hải quan TP.HCM), do bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng loạt các DN thuộc lĩnh vực hàng gia công rơi vào tình trạng suy thoái, ngưng hoạt động, phá sản… kéo theo số nợ thuế lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Điển hình như DN tư nhân (DNTN) May Liên Phương với số tiền nợ thuế và phạt nộp chậm lên đến hơn 4,5 tỉ đồng do chưa thực hiện thanh khoản 3 hợp đồng gia công hàng may mặc đã quá hạn. Khi Chi cục Hải quan Quản lí hàng gia công tiến hành các thủ tục thanh khoản, đã nhiều lần mời Giám đốc DN là ông Lê Văn Sỹ đến để thanh khoản hợp đồng nhưng ông Sỹ đều vắng mặt.
Trước tình trạng trên, cơ quan Hải quan đã phối hợp với cơ quan Công an phường Tân Phú (quận 9, TP.HCM) nơi DNTN May Liên Phương hoạt động; phường Phước Long A (quận 9, TP.HCM) là địa chỉ thường trú của giám đốc DN và Chi cục Thuế quận 9 nhằm thực hiện thu hồi nợ thuế. Tuy nhiên, theo thông báo của các cơ quan chức năng ngày 18-1-2013, DNTN Liên Phương đã tạm ngừng kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng kí với cơ quan Thuế từ năm 2011 và ông Lê Văn Sỹ cũng không đăng kí thường trú, tạm trú tại địa chỉ đã khai khi xin giấy phép kinh doanh.
Hay như trường hợp Công ty TNHH một thành viên SX-TM Hừng Sáng (gọi tắt là Công ty Hừng Sáng), địa chỉ 27, đường D10, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM với số tiền nợ thuế và phạt chậm nộp gần 3,8 tỉ đồng tiền nhập nguyên liệu hàng may mặc.
Khi quá hạn thanh khoản hợp đồng, Chi cục Hải quan Quản lí hàng gia công thông báo nhiều lần bằng văn bản đến Công ty nhưng đại diện DN vẫn không đến làm thủ tục thanh khoản theo đúng quy định. Trong quá trình xác minh địa chỉ kinh doanh của Đội thủ tục hàng gia công, từ tháng 9-2011, địa chỉ mà Công ty Hừng Sáng đăng kí hoạt động đã được một công ty khác thuê lại toàn bộ diện tích khu nhà.
Khi cơ quan Hải quan liên lạc với ông Phê Tâm Phi Hùng, Giám đốc Công ty Hừng Sáng, ông Hùng khẳng định Công ty còn tồn tại ở địa chỉ đã đăng kí trong giấy phép kinh doanh và Công ty cũng đã có công văn cam kết gửi cơ quan Hải quan với nội dung: “Do quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn, từ tháng 11-2011 đến nay Công ty đã ngưng hoạt động, tất cả nhân viên đã nghỉ việc nên có sự chậm trễ trong quá trình thanh khoản hợp đồng…”.
Tuy nhiên, sau đó, cơ quan Hải quan đã không thể liên lạc được với giám đốc DN. Trước tình trạng trên, Chi cục Hải quan quản lí hàng gia công đã tiến hành dừng làm thủ tục hàng gia công đối với Công ty Hừng Sáng cho đến khi Công ty hoàn tất thủ tục thanh khoản theo đúng quy định về quản lí hàng gia công.
Đây chỉ là hai trong hàng chục trường hợp nợ thuế mà DN trây ỳ không chủ động đến thanh khoản theo đúng thời hạn quy định; DN phá sản, ngưng hoạt động, giải thể, chủ DN bỏ trốn hoặc chuyển địa chỉ đi nơi khác không thông báo cho cơ quan Hải quan… Cụ thể, từ năm 2009 đến hết tháng 3-2013, tổng số hợp đồng gia công quá hạn của các DN bỏ trốn, mất tích và giải thể, phá sản tại Chi cục Hải quan quản lí hàng gia công là 432 hợp đồng với số tiền nợ thuế và phạt chậm nộp hơn 298 tỉ đồng.
Ông Tống Viết Hạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lí hàng gia công cho biết, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng loạt các DN rơi vào tình trạng suy thoái, ngưng hoạt động, phá sản… việc đảm bảo không phát sinh nợ mới và thu hồi nợ xấu là vấn đề hết sức khó khăn của cơ quan quản lí thuế. Phần lớn DN gia công nợ thuế đã phá sản, ngưng hoạt động và bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng kí kinh doanh hay không thực hiện được thanh khoản tờ khai do DN không cung cấp đủ hồ sơ…
Trước tình hình trên, Chi cục Hải quan quản lí hàng gia công đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ như thường xuyên bám sát địa bàn, kiểm tra xác minh thực trạng hoạt động của DN thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với lực lượng công an trong việc xác minh địa bàn, địa chỉ DN… nhằm thực hiện tốt công tác thu hồi nợ thuế. Tuy nhiên, kết quả còn chưa cao, các DN này lại không thuộc đối tượng được xóa nợ thuế theo quy định tại Luật Quản lí thuế.
Read more…

Chơi với đại gia ngoại: Thua đau hối không kịp

8:51 PM |
Kinhte24.net - Kỳ vọng hợp tác với các ông lớn ngoại dần biến thành nỗi thất vọng bởi kết quả không diễn ra như mong muốn, thậm chí đi ngược lại với mục đích ban đầu. Nhiều DN Việt giờ đây đang hối hận sau chuỗi ngày ngắn ngủi bắt tay với cổ đông nước ngoài.
Đứt chân vì đối tác ngoại
Chỉ khoảng 6 năm sau khi bắt tay với Coca Cola, các đối tác nội trong liên doanh như Vinafimex và Nước Giải Khát Đà Nẵng đã lần lượt bị ông trùm đồ uống Mỹ cho ra rìa.
Kỳ vọng của các DN nội ban đầu có lẽ rất lớn khi mà thị trường nước giải khát trong nước bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ và đối tác của họ sở hữu một thương hiệu hàng đầu thế giới. Nhưng đến nay, có lẽ quyết định bán cổ phần cho Coca Cola là một điều đau đớn, là bài học điển hình thất bại khi liên doanh với nước ngoài.
Sau gần 20 năm, Coca Cola Việt Nam đã trở thành một thương hiệu lớn ở thị trường nội địa nhưng đại gia đồ uống này cho đến nay vẫn chưa đóng một đồng thuế TNDN nào do liên tục khai lỗ.
Đại diện của Coca Cola cho rằng, tầm nhìn của tập đoàn này ở Châu Á - Thái Bình Dương là 2020, những khoản đầu tư mới chỉ mang ý nghĩa xây dựng vị trí dẫn đầu tại thị trường Việt Nam. Điều đó có nghĩa rằng, tập đoàn này sẽ tiếp tục mở rộng, doanh thu tiếp tục tăng nhưng sẽ vẫn lỗ. Đây là lý do khiến cho đối tác Việt Nam trong liên doanh chịu không nổi phải bán cổ phần cho đối tác với giá rẻ và rút lui.
CocaCola được cho là một nỗi xấu hổ đối với DN FDI Việt Nam.
Việc DN nội bị loại ra khỏi liên doanh hay bị thâu tóm diễn ra khá phổ biến ở một thị trường đang phát triển như Việt Nam. Cuối năm 2012, Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn - Tribeco (TRI), một thương hiệu nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam cũng đã buộc phải quyết định giải thể do thua lỗ triền miên. Mọi hoạt động của Tribeco Sài Gòn sẽ do Tribeco Bình Dương tiếp nhận.
Theo quyết định, sau khi giải thể, cổ đông TRI nhận về khoản tiền 2.300 đồng/cổ phiếu. Đây là một khoản tiền bèo bọt nhưng đành phải chấp nhận khi vốn chủ sở hữu cả âm trăm tỷ đồng.
Các nhà đầu tư đều biết rằng đây là một vụ thâu tóm. Thương hiệu Tribeco với 20 năm phát triển đã rơi vào tay Tribeco Bình Dương, vốn do nhà đầu tư nước ngoài nắm 100% vốn. Trong khoảng 5-6 năm liên tục, Tribeco đổ tiền vào xây dựng Tribeco Bình Dương cũng là lúc một cổ đông nước ngoài đầy kinh nghiệm Uni-President Việt Nam giành quyền kiểm soát tại Tribeco và kiểm soát toàn bộ Tribeco Bình Dương.
Tribeco Bình Dương do Uni-President chi phối đã biến Tribeco Sài Gòn thành nhà bán hàng thuần túy, không sản xuất. Tiền của Tribeco được đổ ra ồ ạt xây dựng hệ thống bán hàng, quảng bá sản phẩm... trong khi nhà sản xuất lại là Tribeco Bình Dương. Việc thua lỗ triền miên, bỏ cuộc trong một cuộc chơi đầy toan tính như vậy là khó tránh khỏi.
Sai lầm khó sửa chữa
Trong trường hợp của Tribeco hay các đối tác nội trong liên doanh Coca Coca Việt Nam, kết cục đã rõ. Sự thua thiệt của "bên" nội là không phải bàn cãi. Trên thực tế, vẫn còn nhiều DN hiện tiến thoái lưỡng nan với mối lương duyên nội-ngoại như trên. Trước thềm đại hội cổ đông 2013, đại diện Bibica (BBC) đã phải thừa nhận sai lầm khi hợp tác với tập đoàn Lotte của Hàn Quốc.
"Cuộc chiến" giữa BBC và Lotte chưa đến hồi kết do một cổ đông lớn khác là Chứng khoán Sài Gòn (SSI) không tham dự đại hội, chưa bày tỏ chính kiến. Tuy nhiên, mâu thuẫn dường như đã lên rất cao khi mà ban lãnh đạo còn không tin tưởng lẫn nhau và muốn một bên thứ ba độc lập kiểm phiếu.
Việc đối tác ngoại (nắm giữ 38%) muốn đổi tên Bibica thành Lotte và kiểm soát hệ thống phân phối cho thấy tập đoàn này muốn biến Bibica thành công ty con của họ. Kỳ vọng về sự hợp tác toàn diện giữa Bibica - Lotte, từ quản lý, công nghệ đến kỹ thuật, xuất nhập khẩu... giờ đây thực sự đã trở thành nỗi thất vọng.
Bibica hối hận về mối quan hệ với Lotte.
Không chỉ Bibica, giới tài chính trong nước trong thời gian gần đây tỏ ra khá lo ngại về hiện tượng các doanh nghiệp Việt bị ngoại hóa, bị thâu tóm. Cơ sở để nhiều chuyên gia đưa ra cảnh báo này là dòng vốn ngoại M&A đang chảy vào thị trường trong nước rất mạnh mẽ, tập trung vào nhiều ngành trong đó có vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, bánh kẹo, nước, cà phê...
Trường hợp gây ra nhiều lo ngại là ngành nhựa trong nước với động thái một đại gia ngoại PCL liên tục gia tăng cổ phần tại Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh. Chưa biết kết quả như thế nào, nhưng rất có thể đây là bước đầu trong chiến lược trở thành nhà sản xuất và phân phối nhựa hàng đầu tại Việt Nam, bên cạnh thị trường Thái Lan, nơi TPC nắm 50% thị phần. Hay như sự thống trị của đối tác ngoại và sự lép vế của nội trong hoạt động của đại gia BigC như hiện nay.
Không chỉ rót tiền vào các thương vụ lớn (như SCG vào Prime, TPG và KKR vào MSN, Semen Gresik vào Xi măng Thăng Long...), các tập đoàn lớn cũng như quỹ đầu tư nước ngoài đang rót tiền cả vào các doanh nghiệp nhỏ trong nước. Hoạt động đầu tư tài chính đôi khi trở thành các thương vụ thâu tóm, sáp nhập.
Việc thu hút vốn ngoại là cần thiết trong bối cảnh doanh nghiệp nội thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu kinh nghiệm quản lý... Tuy nhiên, điều quan trọng có lẽ nằm ở khâu chọn đối tác. Việc đưa ra các ràng buộc như cổ phần tối đa, nguyên tắc thị trường trong việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào, đầu ra... có thể là cần thiết để đảm bảo sự an toàn, sự ổn định của doanh nghiệp và hạn chế khả năng thao túng của các cổ đông lớn, tránh vết xe đổ của các sự vụ đau lòng vừa qua.
http://kinhte24.net/index.php/choi-voi-dai-gia-ngoai-thua-dau-hoi-khong-kip
Read more…

QC trai

Bài Ngẫu Nhiên

POPUP