16 theme Wordpress tin tức miễn phí

8:06 PM |
Trong số các loại theme WordPress, thì theme dành cho các website tin tức/tạp chí luôn là điểm nóng tìm kiếm của cộng đồng sử dụng WordPress tại Việt Nam vì mức độ phổ biến của ý tưởng làm website tin tức.
Có một điều đáng buồn là các theme dạng này rất hiếm có bản miễn phí nhìn cho được vì nó khá phức tạp so với các theme thường khác. Trong số các nhà cung cấp theme tin tức/tạp chí trả phí thì mình ưng nhất là Magazine3 nhưng lựa chọn bỏ tiền ra không phải ai cũng thích.
Sau một thời gian tổng hợp và chắt lọc, mình đã tìm ra được một số theme tin tức miễn phí khá đẹp so với cái giá $0 của nó. Hãy thử xem danh sách bên dưới và xem có cái nào phù hợp cho bạn không nhé.

Xin Magazine

xinmagazine-theme

MH Magazine Lite

MH_Magazine_lite

BresponZive

bresponzive-theme

iMag Mag

Theme Tạp chí, Công nghệ đáng dùng

ZeeDynamic Lite

zeedynamic-theme

Ridizain

ridizain-theme

Tydskrif

Tydskrif-theme

Portal

Hueman

Hueman theme

ProMax

Promax theme

WereTech


 Meaja

maeja-theme

Mesocolumn

Surfarama

Surfarama Theme
Theme tin tức phong cách dạng lưới

GeneralPress Free

generalpress-free

InkZine

inkzine-theme
Read more…

4 hướng để tự thiết kế theme WordPress

12:13 AM |
Thiết kế theme WordPress luôn là một mong muốn của bao nhiêu người sử dụng WordPress sau khi đã trải qua một thời kỳ sử dụng chán chê “hàng ăn sẵn”. Thực ra nếu bạn có khả năng thiết kế theme thì việc sử dụng theme do chúng ta tự thiết kế hay edit cũng luôn thú vị hơn rất nhiều, mà lại dễ dàng nâng cấp, thay đổi sau này.
Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng quy trình thiết kế một theme riêng không hề dễ dàng tí nào, để làm được việc đó bạn chắc chắn phải có những kiến thức cơ bản để làm theme WordPress mà không phải tìm hiểu trong một hay vài ngày là có thể xong.
Nhưng cũng không phải là không có phương án để đơn giản hóa quy trình tự làm theme WordPress đâu mà trong bài này mình sẽ cùng điểm qua 4 hướng mà bạn có thể sử dụng để tự làm một theme WordPress, đơn giản cũng có mà nâng cao thì cũng không thiếu.

1. Thiết kế & code từ đầu (hay còn gọi là from scratch)

Tự thiết kế theme from scratchCác bạn đã từng thấy các bài viết đại loại là có chữ from scratch đằng sau chưa? Đó là những bài hướng dẫn mà họ muốn hướng dẫn bạn từ vấn đề cơ bản nhất đến bước cuối cùng để ra một sản phẩm, và theme cũng vậy.
Ở hướng này, bạn sẽ bắt đầu tất cả mọi thứ với cấu trúc theme WordPress căn bản và viết lại từng đoạn code, sau đó viết CSS từ đầu để định dạng trang trí theme. Có thể nói đây luôn là bước cơ bản nhất bạn nên biết qua vì như thế bạn sẽ hiểu được cấu trúc của từng file trong một theme và vai trò ứng dụng của nó.
Tuy nhiên, nếu bạn có ý định làm theme nghiêm túc thì mình không bao giờ khuyên bạn nên làm một theme from scratch cả trừ khi bạn thật “pro” trong việc làm theme và có ý định tự viết một starter theme cho riêng mình. Lý do là mình sẽ không dám chắc bạn có viết thiếu đoạn code cần thiết nào hay không nếu làm một theme from scratch.

2. Sử dụng Starter Theme

Demo theme HTML5Reset
Demo một loại Starter Theme
Như mình đã có nhắc ở trên, nếu bạn chưa tự tin sẽ có thể viết một theme from scratch thật tối ưu thì mình luôn khuyến khích hãy sử dụng Starter Theme nếu bạn có ý định tự làm theme WordPress.
Starter Theme là một loại theme chỉ có sẵn cấu trúc theme WordPress và vài đoạn code cơ bản trong mỗi theme cần phải có để hỗ trợ bạn tự làm theme mà không phải mất công làm những công đoạn lặp đi lặp lại mà tốn thời gian (tạo thư mục, tạo file, viết loop, các hàm cơ bản,…).
Việc của bạn khi dùng Starter Theme là chỉ cần viết thêm một vài đoạn code do bạn tự nghĩ ra để bổ sung thêm một vài tính năng mà bạn cần làm thêm hoặc thay đổi lại code một xíu để phù hợp với yêu cầu của dự án. Và cuối cùng là viết lại CSS để định hình giao diện, một vài Starter Theme như Underscore, HTML5Reset thậm chí là chỉ có các đoạn reset CSS cơ bản chứ không hề được định hình.
Các Starter Theme hầu như đã được bổ sung đầy đủ các tính năng cần thiết có trong các theme và cũng đã được tối ưu rất kỹ càng nên bạn sẽ không cần phải lo về chuyện thiếu các tính năng cơ bản.

Ưu điểm của Starter Theme

  • Hoàn toàn miễn phí.
  • Code gọn gàng, dễ đọc và dễ chỉnh sửa.
  • Hầu như có đủ những tính năng cần thiết nhất cho một theme.
  • Bạn có thể dùng nó để làm theme mang tính chất thương mại.
  • Rút ngắn quy trình làm theme WordPress tối đa.
  • Code đã được tối ưu.
  • Có thể chỉnh sửa lại tùy thích.

Nhược điểm của Starter Theme

  • Hơi rối nếu bạn chưa rõ cấu trúc của một theme WordPress.
  • Một vài Starter Theme sẽ viết theo hướng nâng cao, newbie sẽ bị đơ.
  • Nó có thể sẽ trở nên nặng nề nếu bạn không biết cách tối ưu code.
  • Không có tính năng gì nổi trội được thêm sẵn.
Ai nên dùng Starter Theme?: Newbie, Developer muốn rút ngắn thời gian làm theme và muốn tìm hiểu về các đoạn code cơ bản có bên trong mỗi theme (loop, hàm,..).

Các Starter Theme tốt nhất

  • Underscore (nên dùng)
  • HTML5Reset.
  • HTML5Shell.
  • Whiteboard.
  • Skeleton.
  • Bones.
  • Reverie (Boostrap).
  • Root (Foundation).

3. Chỉnh sửa Framework Theme

Khái niệm Framework Theme có lẽ đã khá quen thuộc với nhiều người ở đây vì hiện tại ở Việt Nam xu hướng sử dụng loại theme này đã không còn quá mới mẻ, do sự phổ biến của Genesis Framework và Thesis Framework.
Framework Theme là một loại theme nâng cao đã được thêm sẵn các đặc tính nổi trội cũng như nhiều tính năng có sẵn nhưng lại có rất ít CSS và thường là có giao diện đơn giản để người dùng chỉnh sửa lại mà dùng. Phương thức làm việc trên Framework Theme là sẽ ứng dụng những tính năng có sẵn đó mà chỉnh sửa giao diện lại theo ý mình, ví dụ như ở Genesis thì các bạn sẽ dùng action, filter để chỉnh sửa vào các hook có sẵn. Còn ở Thesis thì sẽ sử dụng tính năng Skin Editor để mà sửa đổi lại giao diện hoặc viết thêm code cho từng hook để bổ sung tính năng.
Nhiều người nghĩ rằng sử dụng framework thì việc tự làm theme sẽ dễ dàng hơn, đó hoàn toàn là một suy nghĩ rất sai lầm. Trái lại, để làm việc thật sự hiệu quả trên loại theme này sẽ đòi hỏi bạn phải hiểu về các hàm có sẵn trong WordPress, cách sử dụng hookactionfilter và quan trọng là kỹ năng PHP trên mức cơ bản. Nhưng đối với những người đã có kinh nghiệm, nó thật sự là một phương án vô cùng hay ho để họ làm theme vì hầu như các Framework Theme hiện tại không chỉ hỗ trợ rất nhiều tính năng mạnh mẽ mà nó cón được tối ưu để vừa tăng tốc website, vừa bảo mậtmà quan trọng nhất là tối ưu cho SEO (chuẩn SEO).

Ưu điểm của Theme Framework

  • Có nhiều tính năng hỗ trợ.
  • Nhẹ, bảo mật và tối ưu cho SEO.
  • Custom thành một theme riêng rất nhanh từ việc tạo thêm child theme.
  • Có nhiều forum chuyên hỗ trợ cho các loại theme này.

Nhược điểm của Theme Framework

  • Đa phần là trả phí.
  • Khó sử dụng, khó hiểu cho newbie.
  • Đôi khi có một vài tính năng bạn không thể chỉnh sửa được.
Ai nên dùng Theme Framework?: Developer có kinh nghiệm làm theme hoặc những ai muốn có giao diện chuẩn SEO.

Framework Theme tốt nhất:

  • Thesis (trả phí).
  • Genesis (trả phí).
  • Catalyst (trả phí).
  • Hybrid Base (miễn phí).
  • Gantry (miễn phí).
  • Simon WP Framework (miễn phí).
  • Up Theme (miễn phí).
  • Ashford (miễn phí).
  • Carrington (miễn phí).

4. Sử dụng Builder Theme

Pageline Framework
Có lẽ đây là phương án dễ thực hiện nhất trong 4 phương án ở bài này. Builder Theme là một loại theme đặc biệt đã được hỗ trợ sẵn công cụ kéo & thả (drag & drop) để bạn tự tay thiết kế theme WordPress dù bạn không có nhiều kiến thức về code, rất thích hợp cho người tay ngang mà có ít thời gian để vọc code.
Hiện nay các Builder Theme cũng có rất nhiều loại nên từ đó bạn cũng có nhiều sự lựa chọn hơn khi cần dùng, nhưng đa phần là trả phí. Cũng vì là trả phí nên dù bạn thiết kế bằng công cụ hỗ trợ sẵn nhưng nó cũng có thể nhìn rất chuyên nghiệp nếu bạn có mắt thẩm mỹ tốt.
Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, loại theme này chỉ giúp các bạn làm một giao diện blog hoặc site tin tức nhỏ thuần túy chứ khó có thể mà tự làm được các theme mang cấu trúc phức tạp hơn (cũng được nhưng không hề dễ dàng). Vả lại, đôi khi nó sẽ xảy ra vấn đề xung đột khi bạn cài một số plugin có liên quan đến tính năng định hình cấu trúc theme hoặc sử dụng các cấu trúc mặc định để thực thi vì cấu trúc của Builder Theme rất dị.

Ưu điểm của Builder Theme

  • Dễ sử dụng, dễ thao tác.
  • Có thể thay đổi cấu trúc theo ý của bạn muốn.
  • Có thể viết CSS vào theme.
  • Tiết kiệm thời gian làm theme.

Nhược điểm của Builder Theme

  • Hoàn toàn là trả phí.
  • Khó có thể xây dựng thêm các tính năng nâng cao ngoài các công cụ có sẵn.
  • Dễ bị xung đột với plugin.
Ai nên dùng?: Người không có nhiều kiến thức về PHP hoặc muốn tự làm theme nhanh chóng.

Các Builder Theme nên dùng

  • Headway.
  • WP Theme Generator.
  • iThemes Builder.
  • Pageline.
  • Ultimatium.

Lời kết

Các bạn thấy đó, để làm được một theme WordPress đôi khi không phải chỉ bao gồm một bước là tự viết code cho nó mà nó còn rất nhiều cách khác đơn giản hơn để làm được. Tuy nhiên, việc khó nhất ở đây là xác định hướng nào sẽ thích hợp nhất với bạn.
Mỗi hướng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên theo mình thấy nếu bạn thật sự gắn bó với hướng nào thì các nhược điểm đó đôi khi không còn quan trọng nữa vì vẫn có nhiều cách để khắc phục.
Hy vọng qua bài này bạn sẽ hiểu hơn về quy trình làm một theme WordPress và có thể tự tìm ra hướng nghiên cứu cho riêng mình. Trong các bài sau, mình sẽ tiếp tục đào sâu về vấn đề này như so sánh giữa các framework, tìm hiểu cấu trúc của một theme hay cách sử dụng một starter theme cơ bản, mong các bạn đón đọc.
Read more…

Hướng Dẫn Thiết Kế Template Blogger

12:06 AM |
Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn về việc lập dự án thiết kế template từ A tới X nên hôm nay mình quyết định bắt tay vào việc thực hiện dự án này luôn. Bài viết này mình chỉ hướng dẫn cho các blogger viết blog trên nền blogspot của google thôi nha. Và tất nhiên là sẽ thiết kế mới 100% template.
Một số điều cần lưu ý: (không đọc sau này có gì đừng hối hận)
» TUYỆT ĐỐI ĐỪNG THIẾT KẾ NGAY TRÊN TRANG BLOG CHÍNH. Bạn nên tạo một trang blog khác chỉ để phục vụ cho việc thiết kế. Sau khi thiết kế hoàn thành hãy đem cái template mới đó về áp dụng cho blog chính của mình.
» Trên hướng dẫn này mình chỉ viết về cấu trúc template. Những vấn đề về css bạn xem ởbài viết này nha.
» Trước khi thiết kế bạn nên phát thảo ra giấy về hình dạng trang blog mình mong muốn sẽ như thế nào. Việc này giúp bạn định hình được việc chính mình cần phải làm là gì, tránh lang mang không biết bắt đầu từ đâu.
Bắt đầu vào vấn đề chính:
1. Cấu trúc cơ bản template của 1 blog có dạng như sau:
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8" ?>
<html xmlns='http://www.w3.org/1999/xhtml' xmlns:b='http://www.google.com/2005/gml/b' xmlns:data='http://www.google.com/2005/gml/data' xmlns:expr='http://www.google.com/2005/gml/expr'>
<head>
<b:skin><![CDATA[

]]></b:skin>
</head>
<body>
<b:section class='navbar' id='navbar' maxwidgets='1' showaddelement='no'>
<b:widget id='Navbar1' locked='true' title='Thanh điều hướng' type='Navbar'/>
</b:section>
</body>
</html>
Việc bạn cần làm là vào thiết kế → Chỉnh sửa HTML xóa toàn bộ đoạn code bên trong đó và paste đoạn code trên vào rồi save lại. Khi save lại sẽ xuất hiện 1 mục cảnh báo dạng như hình bên dưới. Bạn chọn vào mục xóa tiện ích.
Về trang chủ bạn sẽ thấy nó trắng toát không còn gì trên đó hết.

2. Chèn thẻ meta và title cho blog - cấu trúc template
Giải thích 1 tí về vị trí thêm code vào đoạn code ở bước 1.
» Meta, tags sẽ được chèn dưới thẻ <head> và trên thẻ <b:skin>
Để blog bạn được các công cụ tìm kiếm chú ý đến thì phần này là phần quan trọng nhất.
Bạn có thể xem hình bên dưới để hiểu ý nghĩa của phần meta tags là gì.
Ở dòng đầu là khi search ra trang chủ. Nó sẽ hiển thị tên blog vào đó.
Dòng bên dưới là khi search ra nội dung trong bài viết. Nó sẽ hiển thị kiểu Tên bài viết - Tên Blog
Nói chung phần này bạn cũng không cần hiểu nhiều làm gì. Chỉ cần chèn đoạn code sau vào vị trí đó là được:
<b:include data='blog' name='all-head-content'/>
<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>
<title><data:blog.title/></title>
</b:if>
<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;index&quot;'>
<title><data:blog.pageTitle/></title>
<meta content='Mô tả về blog của bạn' name='description'/>
<meta content='Các từ khóa trên blog của bạn' name='keywords'/>
<b:else/>
<title><data:blog.pageName/> - <data:blog.title/></title>
<meta expr:content='data:blog.pageName + &quot; - Mô tả về blog của bạn&quot;' name='description'/>
<meta expr:content='data:blog.pageName + &quot;, Các từ khóa trên blog của bạn&quot;' name='keywords'/>
</b:if>
Thay đổi những dòng màu đỏ cho phù hợp với blog của bạn là được rồi. 
» Những đoạn css qui định về thuộc tính các module trên blog sẽ được chèn phía trên thẻ  ]]></b:skin>

Để hiểu về các thuộc tính của css thì bạn đọc bài viết này nha.
» Các module hiển thị trên blog sẽ được chèn bên trong thẻ <body> Module hiển thị trên blog</body>
Để hiểu cách gọi ra các module bạn xem phần đầu của bài viết này nha.
3. Bố cục các thành phần bạn muốn có trên blog của mình ra giấy (đây là bước đầu tiên để bạn tạo được sự khác biệt cho blog của mình. Ví dụ mình muốn blog mình có cấu trúc dạng như hình vẽ bên dưới.
Thành phần blog này bao gồm 3 phần chính:
» Ở đầu trang là header.
» Ở giữa gồm 3 phần là 1 sidebar bên trái (sidebar1) 1 sidebar bên phải (sidebar2) và phần nội dung bài viết ở giữa.(post)
» Ở cuối trang là footer.
Tất nhiên đây chỉ là những module lớn. Bên trong mỗi module lớn này sẽ còn được chia thành nhiều module nhỏ nữa. Vấn đề này mình sẽ đề cập sau. Việc bây giờ bạn cần làm là tạo ra các module ban đầu cho blog.
4. Tạo Module đầu tiên trên blog. 
Module lớn nhất của blog là body. Đây là module mặc định chứa tất cả các module khác trên blog.
Bạn cần khai báo một số thuộc tính css cho module body này vào phía trên thẻ ]]></b:skin>theo dạng như sau:
body{
background: #cccccc;  /* Màu nền toàn blog (mặc định là màu trắng) */ 
font: 16px georgia;  /* Cỡ chữ và font chữ cho toàn blog */ 
thuộc tính khác; /* Một số thuộc tính khác cho toàn blog */ 
...;
}
Chú ý: Bạn có thể tìm hiểu thêm về các thuộc tính khác ở bài viết này sau này mình sẽ không đề cập đến cái này nữa. tất cả những gì liên quan đến thuộc tính css thì bạn cứ vào bài viết trên.
Tiếp theo mình sẽ tạo 1 module với ID là box nằm trong body và chứa tất cả các module còn lại của blog.
Cách làm: ở giữa thẻ <body> và </body> bạn thêm 1 đoạn code như bên dưới:
<div id='box'>
Nội Dung Blog
</div>
Tiếp tục chèn thêm thuộc tính css cho id box này bằng cách thêm đoạn code này ở trên thẻ ]]></b:skin>
#box{
Background:#3399bb; /* Màu nền của module box */ 
Width: 990px;  /* Chiều rộng của trang blog */ 
Margin:0 auto; /* Cân bằng vị trí module này vào giữa trang */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
Save template lại rồi về trang chủ bạn sẽ thấy có 1 module mới được hình thành.
5. Chia nhỏ Module box thành 3 phần: header, main-outer, footer
Việc tiếp theo là tạo ra 3 phần chính trên blog như mình đã đề cập ở trên bao gồm header, main-outer, footer. Cách làm cũng tương tự như gọi ra ID box cụ thể là:
ở giữa thẻ <div id='box'> và thẻ đóng </div> của box bạn thêm 1 đoạn code như bên dưới:

<div id='header'>
Nội Dung header
</div>
<div id='main-outer'>
Nội Dung Blog
</div>
<div id='footer'>
Nội Dung Footer
</div>
Tiếp tục chèn thêm thuộc tính css cho 3 id vừa tạo bằng cách thêm đoạn code css của nó ở trên thẻ ]]></b:skin>
#header{
Background:#4499bb; /* Màu nền của module header */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
#main-outer{
Background:#113366; /* Màu nền của module main-outer */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
#footer{
Background:#6600ee; /* Màu nền của module footer */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
Save template lại rồi về trang chủ bạn sẽ thấy có 3 module mới được hình thành.
6. Chia nhỏ Module main-outer thành 3 phần: sidebar1, main, sidebar2
Tiếp tục lại chia nhỏ module Main-outer ra thành 3 module nhỏ là sidebar1, main và sidebar2. Cách làm cũng tương tự như bạn chia nhỏ mudule box ở trên:
Cụ thể là ở giữa thẻ <div id='main-outer'> và thẻ đóng </div> của main-outer bạn thêm 1 đoạn code như bên dưới:

<div id='sidebar1'>
Nội Dung sidebar1
</div>
<div id='main'>
Nội Dung Bài Viết
</div>
<div id='sidebar2'>
Nội Dung sidebar2
</div>
<div style='clear:both'/>
Chú ý: do 3 module trên sử dụng thuộc tính dời module qua trái, qua phải nên phía dưới nó cần có thêm  <div style='clear:both'/> để dừng hiệu ứng dời module.

Tiếp tục chèn thêm thuộc tính css cho 3 id vừa tạo bằng cách thêm đoạn code css của nó ở trên thẻ ]]></b:skin>

#sidebar1{
Background:#884400; /* Màu nền của module sidebar1 */ 
width:200px; /* Chiều rộng của module sidebar1 */ 
float:left; /* Dời module sidebar1 qua trái */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
#main{
Background:#646853; /* Màu nền của module main */ 
width:590px; /* Chiều rộng của module main */ 
float:left; /* Dời module main qua trái */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
#sidebar2{
Background:#518643; /* Màu nền của module sidebar2 */ 
width:200px; /* Chiều rộng của module sidebar2 */ 
float:right; /* Dời module sidebar2 qua phải */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
Chú ý: Do lúc tạo module Main-outer có chiều rộng là 990px (như đã qui định ở trên). Nên tổng chiều rộng 3 module bên trong nó không được lớn hơn 990px nếu tổng chiều rộng 3 module con lớn hơn 990px thì sidebar2 sẽ bị đẩy xuống dưới.
Và cứ bằng cách làm như trên bạn có thể chia nhỏ module trên blog của bạn ra bao nhiêu phần cũng được. Việc bạn cần làm là cứ chèn module vào đúng vị trí của nó, qui định kích thước và áp dụng những thể css phù hợp cho module đó phía trên thẻ ]]></b:skin> là ok.

7. Điều chỉnh sidebar (tạo mục Thêm Tiện Ích của blogspot cho sidebar)
Lẽ ra việc tiếp theo mình cần làm là điều chỉnh header trước nhưng như vậy sẽ có 1 số thứ phải điều chỉnh hơi lằng nhằng nên mình hướng dẫn điều chỉnh sidebar trước, sau này điều chỉnh header sẽ tiện hơn.
Như bạn cũng đã biết ở mục Thiết kế → Phần tử trang. Trên sidebar có mục Thêm Tiện Íchđể tiện việc cho bạn bổ sung những tiện ích cần thiết cho blog. Và bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo ra mục này.
Như trên template mình đưa ra ban đầu thì có 2 sidebar 1 nằm bên trái và 1 nằm bên phải. mình sẽ hướng dẫn cho sidebar bên trái và bạn là tương tự với sidebar bên phải nha.
Trong template mình đã tạo thì sidebar bên trái có ID là sidebar1.
Ở giữa thẻ <div id='sidebar1'> và thẻ đóng </div> của sidebar1 bạn chèn đoạn code sau:

<b:section class='sbar1' id='sbar1' showaddelement='yes'/>
Save template lại.
 » Về mục Phần tử trang bạn sẽ thấy xuất hiện mục thêm tiệc ích. Lúc này nó sẽ nằm ở giữa. Nhưng không sao, cứ để nó ở đó sau này nó sẽ tự điều chỉnh lại.
 » Về trang chủ bạn sẽ thấy xuất hiện thanh Navbar ở đầu blog. Nếu bạn không muốn xài thanh navbar này thì chèn đoạn code sau vào trước thẻ ]]></b:skin> rồi save lại là xong.

#navbar-iframe {height:0px;visibility:hidden;display:none}
Làm tương tự với sidebar2 có 1 điều cần lưu ý là nhớ chuyển sbar1 trong đoạn code ở sidebar1 thành sbar2. Nếu bạn không chuyển cái này thì template sẽ báo lỗi.

Khi tạo ra được 2 sidebar rồi bạn hãy thử thêm 1 tiện ích gì đó vào blog xem nói hoạt động như thế nào.
Rất dễ thấy là mặc định tiêu đề của blog mới tạo bị dư 1 khoãng khá lớn ở trên và ở dưới. Để khắc phục điều này bạn chỉ cần chèn đoạn code sau phía trên thẻ ]]></b:skin> rồi save lại là xong.

h2 {padding:0; margin:0}

8. Điều chỉnh header (tạo header như mẫu header mẫu của blogspot)
Như đã đề cập ở mục 7. Phần tiếp theo mình cần điều chỉnh là header của blog. Header mặc định của blog là một tiện ích cho phép thay đổi tiêu đề và mô tả của blog. ngoài ra còn cho phép thay đổi banner cho header.
Và bây giờ mình sẽ hướng dẫn bạn gọi ra tiện ích này cho header.
Vào template (KHÔNG mở rộng mẫu tiện ích). Trong template này header mình đã tạo ban đầu có ID là header.
Ở giữa thẻ <div id='header'> và thẻ đóng </div> của header bạn chèn đoạn code sau:

<b:section class='head' id='head' maxwidgets='1' showaddelement='no'>
<b:widget id='Header1' locked='true' title='(Tiêu đề)' type='Header'/>
</b:section>
Save template lại. Về mục phần tử trang bạn sẽ thấy tiện ích của header đã được tạo ra. Bạn chỉ việc thay đổi tiêu đề và mô tả cho blog hoặc thay đổi banner cho blog là được. Về trang chủ để kiểm tra kết quả nào.

9. Điều chỉnh phần bài đăng (main) (hiển thị nội dung các bài viết ra blog)
Trong template này mình đã cho các bài viết nằm trong ID main. Để hiển thị nội dung các bài viết ra blog bạn chỉ việc thực hiện như sau:
Vào template (KHÔNG mở rộng mẫu tiện ích) ở giữa thẻ <div id='main'> và thẻ đóng </div>của main bạn chèn đoạn code sau:

<b:section class='mainpost' id='mainpost' showaddelement='no'>
<b:widget id='Blog1' locked='true' title='Bài đăng trên Blog' type='Blog'/>
</b:section>
 Save template lại. Về mục Phần tử trang bạn sẽ thấy tiện ích Bài Đăng Trên Blog đã hiện ra. Bạn chỉ việc chỉnh sửa tiện ích này lại cho phù hợp với blog là ok rồi. Về trang chủ các bài đăng có trên blog cũng đã được hiện ra. Như vậy là ok rồi.

10. Điều chỉnh footer blog. 
Thông thường footer blog là nơi người ta đặt thông tin về tên template. Người thiết kế ra template (ghi tên mình zô liền. mình tự thiết kế mà)  nên bạn cứ đặt những code thông thường vào đó là được rồi.
Cũng có một số bạn muốn đặt thêm một số tiện ích vào phần footer. Việc bạn cần làm là thực hiện y như bước 7 nhưng thay chữ sbar1 thành foot là được rồi.

11. Những điều chỉnh khác.
Về cơ bản template blogspot chỉ có bao nhiêu đó thôi. Ngoài ra cũng chẳng còn gì nữa.
Tiếp theo là bạn áp dụng những thủ thuật khác để tạo ra những nét đặc trưng riêng cho blog của mình là được rồi.

Và nếu làm theo tất cả những bước trên thì template của bạn sẽ có dạng như sau: (xem rồi đừng choáng nha :D)


Xem qua chắc chắn bạn sẽ nghĩ trong đầu "blog gì mà thấy gê" :D nhưng thật sự thì không gê đâu bạn. Blog hiện tại mình đang dùng cũng từng trãi qua những lúc ghê như zậy đó.
Nguyên nhân nhìn thấy gê là do mình chưa xài nhiều những thuộc tính css trong bài viết này. Bài viết này mình chỉ đề cập đến việc tạo ra và nắm bắt dược cấu trúc template của mình thôi.
Việc trang trí là sao cho đẹp là ở chổ bạn có thật sự sáng tạo khi kết hợp các thuộc tính css lại với nhau hay không thôi.

Về cách trang trí cho blog bằng những thuộc tính css thì bạn xem ở bài viết này.

Dự án này tới đây cũng đã kết thúc rồi. Trong quá trình tự thiết kế nếu có khó khăn hay thắc mắc gì thì để lại comments bên dưới mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Chúc bạn thành công! Cố gắng lên.
Read more…

QC trai

Bài Ngẫu Nhiên

POPUP